I. Tình hình về người có thu nhập thấp và nhà ở trong những năm gần đây trên địa bàn Hà Nộ
1.3. Hiện trạng nhà ở của người có thu nhập thấp tại các đô thị.
Thu nhập biểu hiện lợi ích vật chất có được của mỗi người, mỗi hộ gia đình khi tham gia lao động. Nó ảnh hưởng trực tiếp hay nói cách khác là nó quyết định lợi ích tinh thần của họ. Mọi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường hay cao cấp đều trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng. Thu nhập cao thì mức tiết kiệm dành cho tiêu dùng cao, có điều kiện phát triển con người, ngược lại thu nhập thấp kéo theo một loạt các vấn đề nảy sinh từ giáo dục đào tạo, y tế cho đến các hoạt động như vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học… và quan trọng hơn cả là điều kiện ăn ở.
Nó không chỉ là những nhu cầu tối thiểu của bất kì một con người nào ở bất kì một nhà nước nào mà ngày càng trở nên quan trọng khi xã hội phát triển qua từng giai đoạn. Và mức tiết kiệm để chi tiêu cho nhu cầu ở cũng tăng.
Hàng hoá nhà ở là một hàng hoá cao cấp đôi khi cũng trở thành tâm điểm “ganh đua” của những nhóm người có thu nhập cao. Thế nhưng với nhóm người có thu nhập thấp, nhà ở với mức tiện nghi tối thiểu có khi là “ước mơ xa xỉ”. Đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp tại các đô thị. Do vậy hiện trạng nhà ở của những nhóm người này như sau:
Nhà ở của người thu nhập thấp có diện tích chật hẹp, chất lượng thấp kém, chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà tạm. Theo kết quả điều tra của nhóm sinh viên nghiên cứu IF2 thuộc trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2010 tại TP Hà Nội cho thấy:
- Nhà kiên cố 12,4% - Nhà bán kiên cố 22,8% - Nhà tạm 34%
- Dưới mức tạm 30,8% (done)
Diện tích trên một hộ thấp. Theo kết quả điều tra dân số năm 1999: hộ có diện tích dưới 36m2 chiếm 34,26%, trong đó số hộ có diện tích dưới 15 m2
chiếm 3,4%
Kết quả điều tra xã hội ở 2 phường Tân Mai và Bạch Đằng – Thành phố Hà Nội tháng 4 và tháng 5/2001. Diện tích sử dụng dưới 35 m2 chiếm 45,5%. Diện tích sử dụng từ 45-49 m2 chiếm 30,5%. (xem lại )
- Diện tích chặt hẹp nên thường được sử dụng đa năng phòng khách cũng là phòng ngủ, không có bếp hoặc phòng vệ sinh riêng. Không gian chiếm dụng đã nghèo, hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ sinh hoạt cũng chẳng khá hơn. Nói chung với những hộ có thu nhập thấp cái gì cũng nghèo nàn như chính cuộc sống của họ vậy.
- Hệ thống giao thông nội bộ trong các nhóm nhà vẫn chiếm tỉ lệ cao về đường tạm. Như bến Chương Dương phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 TPHCM, đường nội bộ chiếm tới 50% là đường trải đá không phủ lớp nhựa đường hay bê tông.
- Diện tích dùng trong sinh hoạt cũng mang tính chất tạm. Các hộ thường câu móc, nối từ các hộ bên ngoài và thường quá tải. Hiện tượng câu móc điện ở các khu của người nghèo và thu nhập thấp thường xuyên xảy ra sự cố về điện rất nguy hiểm, không an toàn trong sử dụng và các thiết bị dùng trong nhà .
- Hệ thống cấp thoát nước chủ yếu vẫn là lộ thiên. Nước sinh hoạt đó được thải trực tiếp ra các con sông, không có hệ thống xử lý thường xuyên bốc mùi ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch thấp. Do không có đường dẫn về tận nơi hộ ở nên nhiều hộ đã phải mua lại với giá cao từ các hộ khác nên đa phần là sử dụng nước ngầm từ các giếng khoan dân dụng có mức độ an toàn vệ sinh thấp.
- Đối với người có thu nhập thấp, việc mua nhà hoặc xây mới là rất khó khăn, thậm chí việc tu sửa bảo dưỡng, nâng cấp dường như cũng bị “sao nhãng”.Hiện nạy chỉ riêng tại TP. Hà Nội có hơn 100.000 căn nhà tạm, hàng chục căn nhà ổ chuột, lụp xụp trên kênh rạch.Trong tổng số gần 224 triệu m2 nhà ở đô thị hiện nay, có hàng chục triệu m2 nhà cần bảo dưỡng, sửa chữa và hơn 2 triệu m2 hư hỏng nặng cần dỡ bỏ để xây dựng mới.
Thực trạng nhà ở, môi trường ở và đặc điểm kinh tế – xã hội của đối tượng có thu nhập thấp tại các đô thị ngày càng trở nên bức xúc và gia tăng theo hướng tương phản với sự phát triẻn của đô thị.