Tình hình xây dựng chung cư cho người có thu nhập thấp

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 46 - 49)

II. Đánh giá kết quả đầu tư phát triển chung cư cho người có thu nhập thấp trong 5 năm trở lại (2005-2010)

2.1.1. Tình hình xây dựng chung cư cho người có thu nhập thấp

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 của Chính phủ và Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã có 37 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp được khởi công, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, tổng diện tích sàn 750.000 m2, góp phần giải quyết chỗ ở cho khoảng 64.000 người.

Tính đến hết năm 2010, đã có 1.653 căn hộ hoàn thành phần xây dựng, trong đó, 728 căn hộ đã được bán cho người dân (tại Hà Nội là 328 căn hộ và tại Đà Nẵng là 400 căn hộ).

Để đóng góp vào sự phát triển toàn diện của Hà Nội, trong đó có nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân thủ đô, từ quý I năm 2009, dự án chung cư cho người thu nhập thấp đầu tiên trên địa bàn thành phố đã được khởi công xây dựng (Dự án khu đô thị mới Ngô Thì Nhậm do Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng VINACONEX Xuân Mai làm chủ đầu tư). Ngoài dự án CT1 được bán cho người thu nhập thấp, Hà Nội đang hoàn thiện 500 căn hộ cho thuê theo diện nhà xã hội do vốn ngân sách thành phố đầu tư tại khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên).

Hơn 1.500 căn hộ chung cư dành cho người thu nhập thấp được khởi công xây dựng tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội vào ngày 14/8/2010.

Đây là dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp có quy mô và số căn hộ lớn nhất tại Hà Nội hiện nay.

Theo thiết kế, 5 tòa nhà dành cho người thu nhập thấp được xây dựng trên lô đất CT01 và CT02 của Khu đấu giá, tái định cư và nhà ở xã hội Kiến Hưng quận Hà Đông có tổng diện tích hơn 2,5ha. Các tòa nhà đều cao 19 tầng, có khối đế, khối tháp, tầng hầm được bố trí hợp lý, tiện ích cũng các dịch vụ đi kèm để phục vụ cho đời sống của cư dân nơi đây.

Khu vực này sẽ có tổng số 1.512 căn hộ (70m2/căn) với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 147.000 m2. Tổng mức đầu tư dự án là 949 tỷ đồng do chủ đầu tư tự huy động vốn thực hiện.

Tiếp đến, doanh nghiệp hàng đầu về vật liệu xây dựng - Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) cũng nhanh chóng thử sức tại phân khúc thị trường này với 1.000 căn hộ khởi công xây dựng cuối tháng 7 năm 2010 tại Đặng Xá (Gia Lâm) và tiếp tục triển khai 124 căn hộ tại Đại Mỗ (Từ Liêm) - một trong những vị trí được đánh giá là “đắc địa” ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô vào những ngày cuối tháng 8.

Cùng đó, 2 đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà (Handico) là Handico 3 và 5 cũng khẳng định vai trò của doanh nghiệp xây dựng Thủ đô với dự án gồm 840 căn hộ tại Sài Đồng (Long Biên).

Nhiều doanh nghiệp lớn của ngành xây dựng cũng đã lên kế hoạch khởi công một số dự án nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn Thủ đô như Tập đoàn HUD dự kiến tháng 10 khởi công dự án Thanh Lâm-Đại Thịnh II tại huyện Mê Linh; Vinaconex triển khai dự án tại Kim Chung (Đông Anh); Vinaconex và Handico cùng làm chủ đầu tư quỹ đất 18ha dành để xây dựng nhà cho người thu nhập thấp tại Khu đô thị Bắc An Khánh khởi công vào tháng 11/2010.

Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai nổi lên với những công trình nhà giá thấp. Vinaconex Xuân Mai đã xây hàng triệu mét vuông nhà ở giá rẻ và bằng việc áp dụng công nghệ mới vào xây dựng đang từng bước đem đến cho người lao động những cơ hội sở hữu một căn nhà mơ ước, mở ra những bước phát triển mới trong việc kiên cố hoá nhà ở, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động.

Với việc ứng dụng công nghệ sản xuất bê tông dự ứng lực tiền chế bằng phương pháp kéo trước, Công ty không những tiết kiệm được lao động, chi phí mà còn giảm thời gian thi công từ 25-50%. Thông thường, đổ một khối bê tông cần vài công nhân, lại mất thời gian chờ bê tông khô. Nhưng nhờ ứng dụng công nghệ mới, Công ty chỉ cần 4 công nhân có thể đổ 1.000m3 bê tông/ngày (tương đương với 20 căn hộ 50m).

Hơn nữa, sản phẩm này lại được sản xuất tại nhà máy, sau đó được vận chuyển đến nơi thi công để lắp ghép, liên kết với nhau bằng mối nối ướt theo công nghệ của Bỉ nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và giá thành.

Cùng với việc ứng dụng công nghệ này, Vinaconex Xuân Mai còn ứng dụng hàng loạt công nghệ mới vào xây dựng như: cọc cừ dự ứng lực đúc sẵn thay tường baret, sử dụng phương pháp cọc nhồi khi làm móng giúp giảm tới 50% chi phí. Hay như việc sử dụng gạch xây là gạch block thay gạch đỏ (giảm 30% chi phí), sử dụng vữa khô trộn sẵn, cầu thang đổ sẵn… Cách làm này không những tiết kiệm được thời gian, chi phí, số lượng công nhân mà còn có chất lượng cao do các khâu đều có định lượng sẵn.

Triển khai Luật Nhà ở 2005 và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Thành phố Hà Nội đã xây dựng Đề án “Đầu tư xây dựng thí điểm Nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010” được phê duyệt tại Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 16/10/2008.

Theo Đề án sẽ xây dựng 800 căn hộ theo hình thức cho thuê, thuê mua tại khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội; Trong đó xây dựng khoảng 500 căn hộ cho thuê, bằng vốn ngân sách Thành phố, thời gian thu hồi vốn trong 30 năm với kinh phí 109,5 tỷ đồng; 300 căn hộ cho thuê mua do doanh nghiệp đầu tư, thời gian thu hồi vốn trong 20 năm với kinh phí 63 tỷ đồng, đến tháng

10/2010 sẽ xây dựng xong đưa vào khai thác sử dụng và xây dựng thí điểm khu nhà ở cho công nhân thuê tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long thuộc xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội xây dựng nhà ở cho khoảng 9100 công nhân thuê với diện tích sàn là 95.000 m2 tương đương 864 căn hộ, đầu tư xây dựng bằng vốn vay từ Quỹ đầu tư và phát triển Thành phố với kinh phí thực hiện là 317 tỷ đồng.

Tháng 12/2009 Hà Nội đã tiếp nhận 800 căn hộ đầu tiên của quỹ nhà ở xã hội tại Việt Hưng và đang chuẩn bị cho 5 dự án nhà ở xã hội tiếp theo tại KĐT mới Sài Đồng; Xã Ngũ Hiệp; xã Kim Chung; và Chương mỹ trong thời gian đó với tổng số căn hộ của 5 dự án là 4900 căn. Tổng công công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng (Vinaconex) cũng đã chính thức công bố triển khai các dự án trong khuôn khổ chính sách này tại Hà Nội.

Theo báo cáo của các địa phương, các dự án đã khởi công đều triển khai đảm bảo tiến độ, nhiều dự án đã hoàn thành xây dựng phần móng, đặc biệt một số dự án triển khai sớm đã xây dựng lên tầng 4-5 của công trình. Nhiều địa phương đang tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt để phấn đấu hoàn thành các dự án sớm trước tiến độ đề ra.

Như vậy trong giai đoạn I, tính tới đầu năm 2010, trên địa bàn cả nước đã có 24 dự án cho công nhân được khởi công với tổng số vốn khoảng 2600 tỷ đồng; 31 dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng là 655.000 m2, tương ứng với khoảng 7.500 căn hộ. Thực tế cho thấy, một căn hộ diện tích 50m2 với mức giá bán bình quân từ 300 - 500 triệu đồng. Nếu thực hiện hình thức thuê mua (trả trước 20%) trong 20 năm, hàng tháng người mua chỉ phải trả khoảng 2 triệu đồng cho 1 căn hộ (4 người). Do đó, mức giá này phù hợp với khả năng chi trả đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, với mức thu nhập bình quân khoảng dưới 2,0 triệu đồng/tháng/người).

Trong tổng số 26 đơn nguyên đã xây dựng xong và bàn giao 24 đơn nguyên với gần 800 căn hộ cho Công ty Quản lý phát triển nhà, trong đó có 4 đơn nguyên đã đưa vào sử dụng. Hiện Công ty Quản lý phát triển nhà, đã trang bị xong trang thiết bị nội thất cho 18 đơn nguyên còn 6 đơn nguyên đang tiếp tục hoàn thiện trang bị nội thất nhà ở cho sinh viên tại khu Công nghiệp Bắc Thăng Long.

Xét trên cả nước có 263 dự án nhà ở thu nhập thấp đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 72.710 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương khoảng 2.958 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 69.752 tỷ đồng, số căn hộ dự kiến cần đầu tư khoảng 205.380 căn hộ, nhằm đáp ứng cho khoảng 821.520 người.

Tính tới năm 2011, xét trên tiến độ hiện tại, ông Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã khẳng định sẽ có 70.000 hộ thu nhập thấp được tiếp cận nhà ở trên cả nước và ở Hà Nội là (sl)

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w