Nhu cầu về nhà ở của người có thu nhập thấp

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 31 - 34)

- Các khoản chi khác không được quyết toán vào tăng tài sản của nền kinh tế.

5. Người có thu nhập thấp

5.4 Nhu cầu về nhà ở của người có thu nhập thấp

Bảng: Một số thống kê về nhà ở tại thành phố Hà Nội năm (hoàn thành sau khi thực tế)

Thống kê Con số thống kê

Diện tích Quỹ nhà ở

Diện tích bình quân Tốc độ phát triển quỹ nhà Diện tích cần cải tạo

Với dân số xấp xỉ 6,5 triệu người, trong đó số đăng ký hộ khẩu thường trú chiếm 90%, còn lại là diện KT3, KT4 Hà Nội là một thành phố đông dân và sự

gia tăng dân số tại Hà Nội vẫn không ngừng tiếp tục, chủ yếu là do sự di dân ồ ạt từ nông thôn lên thủ đô kiếm sống làm dân số gia tăng đột biến.

Theo điều tra, tỷ dân di cư ở Hà Nội chiếm 11,4% (năm 2009), tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,37%/năm, và tỷ lệ gia tăng cơ học là 1,63%/năm. Mật độ dân số khu vực nội thành hiện nay đã vượt gấp ba lần con số cho phép, chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân đầu người quá thấp. Địa bàn bốn quận nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai BàTrưng đang là nơi tập chung dân cư đông nhất, trong đó dẫn đầu là quận Hoàn Kiếm với khoảng 34,051 người/km2, tiếp đó là các quận Đống Đa, Ba Đình với trên 32,400 người/km2. (cần check lại sl)

Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Điều này đã kiến cư dân Hà Nội, đặc biệt là những người có thu nhập phải chịu áp lực lớn về nhà ở, họ phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi mà đôi khi vẫn phải thuê với một cái giá rất cao.

Mặt khác, trong điều kiện kinh tế của nước ta những năm gần đây, các cú sốc về giá cả, thiên tai và đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm tỷ lệ người có thu nhập thấp giảm chậm, thậm chí có giai đoạn tăng thêm tại thủ đô Hà Nội.

Hiện nay, theo thống kê, tại thành phố Hà Nội, tỷ lệ người có thu nhập thấp chiếm tới 40% . Người thu nhập thấp nói chung ở khu vực đô thị đang chịu ảnh hưởng lớn của việc làm bấp bênh, hạn chế về tiền lương trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu vẫn ở mức cao. Ở Hà Nội và các thành phố lớn hiện nay, hai lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội và các dịch vụ nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp. Dân số gia tăng với tốc độ lớn, đặc biệt là dân các tỉnh và các thành phố khác tập trung về thủ đô dẫn tới tình trạng đất đô thị ngày càng thiếu với một số lượng người ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc Thành phố Hà Nội, hiện nay bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt khoảng 7m2/người, trong đó có tới 30% dân số nội thành ở dưới 4m2/người đây là một chỉ tiêu vẫn còn ở mức rất thấp.

Bên cạnh đó, hầu hết quỹ nhà hiện có của thủ đô lại đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, theo thống kê, về mặt chất lượng nhà ở thì 60% cần phải cải tạo nâng cấp cả ngôi nhà và tiện nghi...

Phần lớn trong số này đã được xây dựng từ lâu và đã hết hạn sử dụng như các khu tập thể do Nhà nước xây dựng thời kỳ bao cấp, các khu phố cổ, nhà do người Pháp xây dựng… do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đã làm các khu nhà này đã bị hư hỏng nặng, mất mĩ quan và không đảm bảo đủ điều kiện sống cho người dân mà đa số họ là những người thu nhập thấp. Hầu hết những người sống trong các khu nhà này luôn trong tình trạng nguy hiểm, thiếu tiện nghi, sống chung đụng.

Do đó, nhu cầu về nhà ở của những người có thu nhập thấp là rất lớn. Bên cạnh đó với một mức tiền lương hạn chế, những người có thu nhập thấp không đủ khả năng chi trả để mua hay xây một căn nhà mới với đầy đủ tiện nghi. Còn nếu là thuê một căn hộ chung cư thì tiền thuê đất giá nhà chung cư cũng lên tới 6,5 triệu đồng/m2, nếu tính lãi vay ngân hàng 1%/tháng thì cứ mỗi m2 nhà ở phải trả 65.000 đồng, tính hết các chi phí khác như sử dụng điện, nước, vệ sinh môi trường, an ninh, tiền gửi xe... tổng chi phí này cũng khiến người thu nhập thấp khó có thể trả đủ tiền thuê nhà, họ chỉ còn cách chấp nhận sống chung đụng trong những căn hộ chật hẹp, thiếu tiện nghi mà họ cũng phải thuê với cái giá không hề rẻ.

Những ai có cơ hội đi “thăm quan” các khu nhà ở cũ kỹ, xập xệ tại các khu nhà trọ dành cho sinh viên và những người có thu nhập thấp, ấn tượng khó quên là hình ảnh những dãy nhà ẩm thấp, chật chội, khu vệ sinh chung cũ kỹ… Đây là nơi sống, học tập và làm việc của nhiều trí thức tương lai và phần lớn những công nhân đang làm việc tại các nhà máy sản xuất lớn.

Có thể dễ dàng nhận thấy nhu cầu nhà ở của đối tượng người có thu nhập thấp là vô cùng bức thiết, nhưng do mức sống, giá cả và chi tiêu hạn hẹp nên họ không thể có điều kiện để tìm những nơi trọ tốt hơn.

Theo một điều tra thực tế với một số người có thu nhập thấp của nhóm nghiên cứu, có thể lấy ra một ví dụ để thấy rõ hơn nhu cầu về nhà ở của những người có thu nhập thấp. Chị Nga, một giảng viên trẻ có biên chế tại một trường đại học tại Hà Nội. Hai vợ chồng chị đã làm việc năm năm tại đây, lương giảng viên của chị cộng với các khoản phụ cấp, dạy tại chức, ôn thi... được khoảng 5,5 triệu/tháng. Lương kỹ sư thiết kế xây dựng của chồng chị được 5,5 triệu đồng/tháng. Với tổng thu nhập 11 triệu đồng, sau khi chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình gồm ba thành viên, học phí cho con nhỏ đi học, cộng thêm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội, tiền hiếu hỉ, “đối nội, đối ngoại”, họ hàng hai bên... họ chỉ có thể tiết kiệm được 1 triệu đồng. Trong đó, khoản chi phí gia đình chị dùng để chi cho nhà ở bao gồm tiền thuê nhà, điện nước, gửi xe… mỗi tháng là 4 triệu đồng.

Chị Nga là điển hình của hàng vạn cán bộ, công chức, công nhân trẻ đang làm việc tại thành phố lớn, có nhu cầu bức thiết về nhà ở. Tính đơn giản, để mua được một căn hộ chung cư mini có chất lượng tồi ở Hà Nội với giá một tỷ đồng như hiện nay thì anh chị sẽ phải tiết kiệm trong khoảng 10 năm. Đó là một điều rất khó khăn.

Vậy, với những người có thu nhập thấp, một căn hộ chung cư bán với giá bao nhiêu là có thể chấp nhận được? Và phải xây dựng bao nhiêu căn hộ mới đáp ứng đủ nhu cầu của họ? Điều này vẫn còn là một câu hỏi khó giải quyết đang đặt ra cho các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w