Hiện trạng quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 44 - 45)

I. Tình hình về người có thu nhập thấp và nhà ở trong những năm gần đây trên địa bàn Hà Nộ

1.4. Hiện trạng quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Nhà ở luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người ,mỗi gia đình và toàn xã hội. Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã cố gắng quan tâm tào điều kiện ăn ở cho nhân dân ,đặc biệt là cán bộ công nhân viên chức nhà nước và những người có công với cách mạng.

Bước sang cơ chế thị trường Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lệnh liên quan đến nhà ở với mục tiêu khuyến khích các tổ chức, cá nhân ,các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở. Điều đó đã làm cho quỹ nhà ở tăng lên rõ rệt. Từ năm 1991- 2000 ,cả nước tăng từ 600 triệu lên trên 700 triệu m2 .Diện tích bình quân cũng tăng lên từ 6,7 m2 lên 7,5m2 .

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục. Tuy quỹ nhà đã tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của toàn xã hội. Tốc độ tăng dân số cả mặt tự nhiên lẫn cơ học, đặc biệt là quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh khiến cho vấn đề nhà ở trở nên bức xúc. Nhà ở dành cho người có thu nhập

thấp chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sự phân hoá ngày càng lớn giữa hộ giàu và hộ nghèo. Điều này tất yếu dẫn đến việc cơi lới lấn chiếm không gian một cách vô tổ chức, bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác và ảm đạm biểu hiện từ các căn nhà của nhóm người có thu nhập thấp.

Năm 2001, xét trên tổng thể , nhà ở của cả nước còn trong tình trạng kém .Nhà kiên cố mới chiếm 13.06% ; nhà bán kiên cố 49,87%; nhà tạm 37,05% . Trong đó ,một số vùng có tỷ lệ nhà tạm cao như :Đồng bằng sông Cửu Long74,48% ; Tây Bắc 55,4% ; Tây Nguyên 47,72% ; Đông Bắc 37,23%; Đông Nam Bộ 33,05%; Duyên hải Nam Trung Bộ 30,61%….(tìm số liệu của HN)

Tại TP. Hồ Chí Minh ,nhà kiên cố 8%; nhà bán kiên cố 22%; nhà tạm 37,1%; nhà dưới mức tạm 32,9%. Theo kết quả khảo sát năm 2000,dọc theo các tuyến kênh rạch ở TP.Hồ Chí Minh trong 18 quận nội thành vẫn còn đến gần 100.000 ngôi nhà ổ chuột , lụp sụp ,chiếm khoảng 10% tổng số căn nhà là nơi cư trú của 400.000 dân nằm rải rác ở 188 khu vực khác nhau. (tìm số liệu của HN)

Tại TP. Hà Nội có khoảng 12 triệu m2 trong tổng số 81triệu m2 nhà của cả nước. Nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước khoảng 5 triệu m2 .Trong đó ngành địa chính nhà đất quản lí cho thuê 2 triệu m2 ,còn lại 3 triệu m2 (tìm số liệu của HN) do các cơ quan chủ quản. Nhà ở tư nhân 7 triệu m2.

Tuy nhiên giải quyết nhà ở cho hàng chục vạn gia đình nhưng cũng chỉ giải quyết được 30% nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Sau khi nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp nhà theo Quyết định số 188/TTG năm 1992 của Chính Phủ ,đại bộ phận cán bộ công nhân viên chức và các hộ có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn.

Trong thị trường bất động sản ,nhiều quan điểm cho rằng cầu rất lớn so với cung nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Tuy đất có giới hạn, nhà ở, các công trình trên đất có thể tăng lên rất lớn nhưng do hạn chế về mức thu nhập nên nhu cầu ở rất lớn lại không trở thành cầu được hay cầu chưa gặp cung.

Nhiều nhà đầu tư sau khi xây dựng nhà ở nhưng vẫn chưa bán được, đang tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ. Đó là một thực tế bất hợp lí ,trong khi nhà ở vẫn còn nhiều nhưng người dân phải chịu đựng sống trong các căn nhà lụp sụp ,ổ chuột ….

Như vậy quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập thấp không phải là ít. Vấn đề là cần phải điều hoà mối quan hệ giữa cung và cầu. Đặc biệt là nhu cầu những người thu nhập thấp, làm cho nhu cầu đó phải thực sự trở thành cầu, phải có chính sách giúp đỡ họ có khả năng tiếp cận nhà ở một cách dễ dàng nhất. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng, phát triển nhà, đầu tư không vì mục tiêu lợi nhuận là chính. Như thế mới có thể giải quyết được sự bất hợp lí nêu trên.

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w