II. Đánh giá kết quả đầu tư phát triển chung cư cho người có thu nhập thấp trong 5 năm trở lại (2005-2010)
2.2. Những hạn chế còn tồn tạ
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nhà ở trong những năm qua bộc lộ không ít những tồn tại, yếu kém .
Quỹ nhà tuy có tăng lên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở toàn xã hội. Đặc biệt với xu hướng đô thị hoá làm cho tốc độ tăng dân số ngày một mạnh khiến vấn đề giải quyết tại đô thị vẫn hết sức bức xúc. Số nhà ở được xây dựng chủ yếu vẫn phục vụ cho đối tượng có thu nhập cao.Nhà ở dành cho cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và những người nghèo chưa được quan tâm đúng mức.Tình hình này tất yếu dẫn đến sự cơi lới vô tổ chức, lấn chiếm không gian trái phép….
Trong những diện những người nghèo thuộc cán bộ công nhân viên chức thì có tới 31% người có thu nhập thấp chưa có nhà ở, phải ở nhà ở tạm cuộc sống gia đình và việc học tập của con cái gặp nhiều khó khăn; 4% phải thuê nhà của tư nhân với chất lượng không đảm bảo;19%thuê nhà chung cư của Nhà nước đã qua nhiều năm sử dụng, đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng; 14,6% mua nhà của Nhà nước được phân phối từ trước nên chất lượng cũng kém; 31,4% là tự xây dựng nhà riêng.
Cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước được hưởng lương từ ngân sách với mức lương cơ bản không có thu nhập ngoài, đấy còn chưa kể xu hướng sự tăng lương của nhóm thu nhập này “chạy theo” sự gia tăng giá của hàng hoá tiêu dùng.Vì vậy họ không có khả năng tích luỹ.
Hiện nay cả nước có khoảng 30% số sinh viên tập trung dài hạn ở nội trú. Nhưng thực tế bình quân diện tích trên một sinh viên còn rất thấp, từ 1,5 – 2 m2/1 sinh viên. Gần đây nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã xây dựng thêm khu ký túc, làng sinh viên nhưng với số lượng vẫn còn khiêm tốn, kinh phí xây dựng vẫn còn hạn hẹp, giá cho thuê cao. Các khu ký túc xá kiên cố lại được xây dựng cách đây 2 – 3 chục năm nên đang bị xuống cấp và hư hỏng, mái bị ngấm
nước, tường thấm dột, nền bị nứt, bung loang lổ… Trước tình hình đó, nhiều sinh viên phải thuê nhà ở ngoại trú gây khó khăn cho nhà trường và chính quyền trong việc quản lý sinh viên, trật tự xã hội.
Trên đây là những nhận xét, đánh giá chung về các thành tựu và những hạn chế trong lĩnh vực nhà ở nói chung và cho người có thu nhập thấp nói riêng. Từ đó có những biện pháp hữu hiệu giải quyết những tồn đọng ,những khó khăn về nhà ở cho người có thu nhập thấp tại các đô thị , góp phần phát triển kinh tế văn minh đô thị nói riêng và cả nước nói chung.
Nguyên nhân
Nhà nước có nhiều biện pháp để khắc phục những khó khăn trong việc giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả cao. Có thể do một số nguyên nhân sau đây:
- Thiếu cơ chế quản lí trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp Muốn khuyến khích các doang nghiệp ,tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp nhưng các thủ tục trong việc cấp giấy
phép xây dựng ,thủ tục giao đất, cho thuê đất còn rườm rà, mất thời gian, làm tiến độ thi công chậm lại ,ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp . Các chính sách như thuế ,hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới dừng ở “tiếng nói” chung chung ,chưa cụ thể trong việc thực hiện .Chưa điều tra sâu rộng về mặt xã hội đối với nhóm đối tượng có thu nhập thấp , xác định chưa chính xác mức thu nhập thấp và sự quản lí lỏng lẻo làm cho các đối tượng có thu nhập “không thấp” được ưu đãi như đối tượng có thu nhập thấp .Điều này dẫn đến tình trạng đầu cơ bất động sản diễn ra một cách nghiêm trọng.
- Các văn bản ,quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn xây dựng nhà ở cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp chưa được ban hành nên trong thiết kế vẫn theo tiêu chuẩn chung ,dẫn đến giá thành cao hoặc thiết kế chưa hợp lí với nhu cầu sử dụng, mức giá cao người nghèo chưa có đủ tiền mua .Nên có một tình trạng bất hợp lí là quỹ nhà thì vẫn còn nhưng lại không đáp ứng cho người có thu nhập thấp . Có nhiều quan điểm cho rằng nhà ở thiếu thốn trầm trọng nên chỉ những người có tiền mới mua được . Như thế thì chưa đủ cơ sở .
- Các chính quyền ở các đô thị chỉ trú trọng đến giải pháp nhà chung cư cao tầng ,cho đố là biện pháp tối ưu để gải quyết các vấn đề nhà ở hiện nay, giải quyết sự bất hợp lí “đất trật người đông”. Nhưng thực tế cho thấy đó chưa phải là biện pháp tối ưu . Do phải giải quyết quá nhiều các khâu kĩ thuật nên mức giá cao .Hiện nay nhà chung cư bán khoảng 500 triệu một căn hộ khoảng 75m2 lại còn trong khi ở phải đóng gần100.000đ tiền cho các chi phí dịch vụ như :gửi xe,đổ rác ,thang máy…Chẳng hạnkhu nhà chung cư Định Công hiện còn đang xây dựng nhưng đã bán với giá 500 triệu một hộ 80m2 ở tầng 11trả trước một nửa nhưng đến cuối năm 2006 mới được ở. Chính điều đó làm giảm đi tính hấp dẫn của nhà chung cư cao tầng.
- Và có thể nguyên nhân này mang ý nghĩa sâu xa đối với vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp .Đó là việc nhà nước chưa quan tâm đúng mức tới mức lương mà nhóm đối tượng này được hưởng từ ngân sách nhà nước ,còn các đối tượng khác thì chưa biết họ kiếm sống bằng cách gì ? nghề gì? mức thu nhạp ra sao ? giá nhà và loại nhà như thế nào ? Quy nhà ở hiện nay nói là do nhà nước quản lí và quy định mức giá nhưng thực tế giá nhà nước đưa ra vẫn phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh . Các đơn vị kinh doanh lại quá quan tâm đến lợi nhuận còn việc giải quyết các vấn đề xã hội đối với họ dường như không nghe thấy .Các chính sách về vốn ,tín dụng hỗ trợ người có thu nhập thấp chưa sâu rộng trong tâng lớp nhân dân.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lập dự án đầu tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – NXB Đại học Kinh tế quốc dân -2008
Blog khoa Đầu tư