Tình hình người có thu nhập thấp thấp trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 37 - 38)

I. Tình hình về người có thu nhập thấp và nhà ở trong những năm gần đây trên địa bàn Hà Nộ

1.1. Tình hình người có thu nhập thấp thấp trên địa bàn Hà Nộ

Trong nền kinh tế những năm gần đây, các cú sốc về giá cả, thiên tai hay tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm tỷ lệ người có thu nhập thấp giảm chậm, thậm chí có giai đoạn tăng lên tại thủ đô Hà Nội.

Người có thu nhập thấp nói chung ở khu vực đô thị đang chịu ảnh hưởng lớn của việc làm bấp bênh, hạn chế tiền lương trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu cần thiết yếu vẫn ở mức cao. Theo báo cáo cho thấy, GDP bình quân đầu người dân ở Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 37 triệu đồng (khoảng 1.950 USD)/năm, tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2006-2010 Hà Nội ước đạt 10,7%. Tuy nhiên giá cả các loại hàng hóa tăng đột biến (số liệu),

Theo Cục Thống kê Hà Nội, hiện tại, ở Hà Nội có đến 70% hộ gia đình (số tuyệt đối là 560.000 hộ) có thu nhập dưới mức trung bình 825.000 đồng/ người/tháng – tức xấp xỉ 10 triệu đồng/người/năm. Còn nếu xét theo mức chuẩn nghèo mà UBND Thành phố Hà Nội ban hành năm 2005 để áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là 350.000đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và 270.000đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, thì năm 2004 Hà Nội có tới 10,6% dân số có thu nhập dưới mức nghèo này (trong đó thành thị là 4,3% và nông thôn là 25,3% – tỷ lệ dân số nông thôn/thành thị của Hà Nội năm 2003 là 7/8).

Theo báo cáo, trong 2 năm đầu (2006-2007) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (NTP-PR) giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 3,6%. Nhưng đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 13%, chỉ giảm 1,8% so với cuối năm 2007.

Tỷ lệ nghèo giảm chậm, thậm chí tăng lên tại một số nơi có nhiều nguyên nhân cùng tác động, nhưng chủ yếu là do các cú sốc về giá cả, thiên tai và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Người nghèo ở khu vực đô thị càng chịu ảnh hưởng của việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác vẫn ở mức cao.

Báo cáo cũng cho thấy tại các khu công nghiệp như Hà Nội, Tp.HCM số người nhập cư rất đông đang làm gia tăng tỷ lệ nghèo khu vực đô thị. Những

người nhập cư đang chiếm tỷ lệ lớn tại các đô thị, nhất là các khu vực ngoại vi đang trong quá trình đô thị hoá. Ví dụ như tại phường 6, quận Gò Vấp, Tp.HCM, trong tổng số 270 hộ nghèo cuối năm 2009 có 17 hộ tạm trú dài hạn trên một năm. Nếu đưa các hộ tạm trú có thời gian ngắn hơn vào diện bình xét thì số lượng này còn tăng hơn nhiều.

Thu nhập thấp, việc làm bấp bênh khiến người nghèo khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Do hộ khẩu vẫn đang là căn cứ chủ yếu để đăng ký các dịch vụ xã hội và an sinh nên người nhập cư nghèo đô thị đang bị đẩy khỏi các dịch vụ này.

Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng đại diện Tổ chức ActionAids tại Việt Nam cho biết, các dịch vụ giáo dục, y tế, vay vốn tại các thành phố đều ưu tiên cho những người có hộ khẩu thường trú nên con em người nhập cư khó xin học tại các trường chính quy. Không có hộ khẩu thường trú, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, họ không được hỗ trợ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế.

Theo điều tra, tỷ lệ dân di cư ở Hà Nội chiếm 11,4% và ở TPHCM chiếm tới 20,6% tổng dân số. Tại cả hai thành phố, 72% dân di cư tập trung trong độ tuổi từ 15 - 39. Tỷ lệ học trường công của dân di cư thấp hơn nhiều so với dân thường trú; 56,6% dân di cư không có bảo hiểm y tế - cao gấp 1,7 lần so với dân thường trú. Thu nhập bình quân của người dân thường trú cao hơn dân di cư khoảng 16%; hơn một nửa số hộ dân di cư phải ở chung nhà, ở trọ hoặc lều tạm, trong khi tỷ lệ này là 3,1% ở dân thường trú…

Trong quá trình khảo sát, có 3.349 gia đình, cá nhân được phỏng vấn trực tiếp, trong đó có 17,4% những người được phỏng vấn là người dân di cư.

Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn Hà Nội, nhưng thành phố Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nghèo cao hơn đối với các chiều thiếu hụt khác về an sinh xã hội, nhà ở. (xem xét)

Ở cả hai thành phố, ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, nước và rác thải), tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp.

Người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở tất cả các chiều nhiều hơn người dân thành thị và người dân có hộ khẩu. Đáng chú ý là thiếu hụt về tham gia các hoạt động xã hội của người di cư cao và chênh lệch nhiều so với người dân có hộ khẩu.

Kết quả khảo sát cho thấy, thu nhập chỉ là một yếu tố phản ánh tình trạng nghèo đa chiều. Đối với người dân di cư, an sinh xã hội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số nghèo đa chiều, tiếp đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Đối với cư dân có hộ khẩu, ba đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều là an sinh xã hội, dịch vụ nhà ở và chất lượng/diện tích nhà ở

Một phần của tài liệu Đề tài full (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w