Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lí nhà nước về giảm nghèo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 35)

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương

- Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiện là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, …Cơ quan QLNN dựa vào điều kiện tự nhiên làm cơ sở xây dựng chính sách để phát triển kinh tế - xã hội.

Vị trí địa lý không thuận lợi: Các hộ nghèo thường là ở các vùng nông thôn, vùng xã đặc biệt khó khăn, những nơi xa xôi, hẻo lánh, đường giao thông đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phương nằm ở vị trí địa lý này. Điều này ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước về giảm nghèo ở các vùng, địa phương không được thường xuyên và liên tục.

Đất đai không thuận lợi: đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm lương thực của người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có. Vì vậy, người nghèo lại tiếp tục nghèo.

- Điều kiện kinh tế:

Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động đến công tác giảm nghèo và quản lý giảm nghèo. Khi cơ quan QLNN ban hành một chương trình, kế hoạch sẽ xét đến vấn đề về kinh tế của một địa phương để đưa ra chương trình, kế hoạch phù hợp với địa phương đó.

Do đó, điều kiện kinh tế có ảnh hưởng tới công tác quản lý về công tác giảm nghèo vì nó giúp cho huyện có điều kiện huy động các nguồn lực đóng góp cho công tác giảm nghèo trên địa bàn, đồng thời còn giúp chính quyền huyện có cơ hội đưa ra các chính sách quản lý phù hợp trong công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, phát triển các ngành nghề kinh tế mang lại hiệu quả.

- Điều kiện xã hội:

Dân số, mật độ dân số: Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và chính sách hoạt động XĐGN,… điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.

Lao động: Người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lượng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cư và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất. Họ còn là lực lượng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của xã hội. Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cư trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất.

Phong tục, tập quán: Tập quán, thói quen canh tác, sản xuất của người nghèo ở nhiều vùng còn rất lạc hậu, được truyền từ đời này sang đời khác nên rất khó thay đổi. Tập quán canh tác lạc hậu, cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ, không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới,... cũng là một trong những nguyên nhân tự thân khiến người nghèo, đồng bào dân tộc không thể vươn lên trong phát triển sản xuất, kinh doanh và thoát nghèo. Do đó, khi phát triển và phân bố sản xuất cần chú ý đến phong tục, tập quán sản xuất tiêu dùng và địa bàn cư trú của họ nhằm phát huy những phong tục, tập quán sản xuất tốt, đồng thời khắc phục các phong tục, tập quán sản xuất lạc hậu của họ.

1.3.2. Nhân tố nhận thức của người nghèo

Thực tế hiện nay cho thấy, các địa phương vẫn còn tồn tại tình trạng người nghèo không muốn thoát nghèo. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này.

Thứ nhất là do yếu tố tâm lý. Họ cho rằng nếu thoát nghèo, họ sẽ không còn nhận được sự trợ giúp của Nhà nước cũng như những ưu đãi từ chính quyền địa phương.

Thứ hai là do lười lao động. Nhiều người nghèo thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà không có ý chí vươn lên thoát nghèo. Với những đối tượng này, cần phải vận động, tuyên truyền khích lệ tinh thần tự giác,

vươn lên thoát nghèo của họ mới có thể giảm nghèo bền vững

Việc hỗ trợ người nghèo bằng vật chất rất quan trọng nhung để đạt được việc giảm nghèo bền vững thì yếu tố nhận thức của người nghèo lại là yếu tố quyết định. Nếu người nghèo lười lao động, ăn tiêu lãng phí thì khó có thể thoát nghèo

Một yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước vè giảm nghèo đó là năng lực, trình độ học vấn của người nghèo. Đa số người nghèo đều có trình độ học vấn thấp, dẫn đến khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, sự tiếp cận với các công việc ở các ngành nghề cũng rất khó khăn. Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, kỹ năng tay nghề được xem như là một trong những điều kiện thiết yếu để người lao động nâng cao thu nhập, đặc biệt là người nghèo.

Do đó, nếu những hộ có ý chí thoát nghèo, nhận thức tốt và chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động trong chi tiêu, biết tiết kiệm và tính toán thì việc thoát nghèo là không khó.

1.3.3. Nhân tố về trình độ, năng lực của đội ngủ CBCC làm công tác giảm nghèo

Nghèo đói là tập hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đa chiều, đa phương diện. Vì vậy, giảm nghèo đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo cần có phẩm chất chính trị đạo đức; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì công tác giảm nghèo mới mang lại hiệu quả. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp, năng lực làm việc hiệu quả, biết phát huy thế mạnh của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, của địa phương góp phần không nhỏ vào việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, giúp người nghèo trong lúc khó khăn hoạn nạn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cán bộ giảm nghèo là những người trực tiếp theo dõi, giúp đỡ các hộ nghèo và làm công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các giải pháp giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Chính vì vậy, tăng cường năng lực cán bộ giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện liên tục, thường xuyên, đặc biệt là đối với cán bộ cấp xã và cấp thôn bản, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện

chương trình tại địa phương. Công tác tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho đội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w