huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Đánh giá chung
Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2013-2017 đã khẳng định thành tựu giảm nghèo đạt được liên tục trong nhiều năm là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn này, đó là kết quả tác động toàn diện của quá trình tăng trưởng kinh tế, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách trực tiếp đối với mục tiêu giảm nghèo mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Quế Sơn đã nỗ lực, phấn đấu trong thời gian qua.
quan điểm xuyên suốt của Huyện ủy, thể hiện quyết tâm chính trị, là chính sách ưu tiên hàng đầu và là nỗ lực rất lớn của cấp ủy, công tác quản lý hiệu quả của chính quyền các cấp cùng với sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và sự nỗ lực của chính bản thân người nghèo. Kết quả giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống người dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững an ninh chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
2.4.2. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua cùng với đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, thu hút được các tầng lớp tham gia, trong đó có cả người nghèo; tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn huyện và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Huyện Quế Sơn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Các cấp, các ngành luôn xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu, vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Các chế độ, chính sách giảm nghèo giải quyết cơ bản kịp thời, đúng quy định. Hoạt động giảm nghèo đã thu hút sự hưởng ứng, chia sẻ, ủng hộ tích cực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài huyện. Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, đã có nhiều địa phương có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, đã cụ thể hóa chủ trương thành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch,… và triển khai một cách khoa học, phù hợp thực hiện, phát huy dân chủ, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời.
Hệ thống chính sách, cơ chế, dự án về giảm nghèo bền vững của Trung ương, Tỉnh đã được huyện Quế Sơn triển khai thực hiện đồng bộ, bước đầu được hoàn
thiện và đi vào cuộc sống như: Tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ về giáo dục, y tế, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.. tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các địa phương khó khăn để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Chính quyền địa phương đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế song song với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói chung, trong đó có người nghèo, người cận nghèo đã thay đổi theo hướng tích cực hơn so với trước, hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước tiếp cận được các chính sách mà nhà nước hỗ trợ để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Trong quá trình thực hiện huyện đã tranh thủ được các nguồn lực của trung ương, của tỉnh cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm, nguồn lực huy động của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài địa bàn huyện. Việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo không phải chỉ các cơ quan nhà nước thực hiện mà còn có sự nỗ lực, đồng lòng và phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các hội viên, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cùng tham gia, trong đó có hộ nghèo. Chính quyền địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đây chính là bài học sâu sắc nhất qua nhiều năm huyện triển khai công tác giảm nghèo.
Quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo của các xã, cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân được nâng cao, đời sống các hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng: nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, việc làm, tăng thu nhập, giúp họ tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng, tạo tiền đề để thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, đến cuối năm 2018, huyện Quế Sơn có 05/13 xã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã về đích Nông thôn mới.
Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong công tác giảm nghèo được một số ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định qua đó nhằm phát hiện những sai sót, khuyết điểm hoặc những vấn đề không phù hợp để kịp thời uốn nắn,
khắc phục những sai phạm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Đến năm 2018, số hộ nghèo toàn huyện: 1.845 hộ, chiếm tỷ lệ: 6,36%. Trong đó hộ thuộc chính sách giảm nghèo: 456 hộ; giảm 1.557 hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo so với năm 2014; hộ cận nghèo: 1.656 hộ, chiếm tỷ lệ: 5,71%; giảm 3.005 hộ so với năm 2012
2.4.3. Tồn tại, hạn chế
Những thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế:
Xây dựng các chương trình, kế hoạch giảm nghèo: Một số chính sách ban hành mang tính chất cho không đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giảm nghèo, hạn chế tính sáng tạo, chủ động của các địa phương trong tổ chức thực hiện chính sách, khắc phục tính ỷ lại của một bộ phận người nghèo; Một số chính sách ban hành chưa phù hợp với tình hình thực tiễn tại một số địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc xây dựng văn bản chưa hiệu quả.
Trong triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo:
Các văn bản chỉ đạo điều hành: Việc ban hành những văn bản chỉ đạo Công tác chỉ đạo điều hành ở một số địa phương còn chậm trễ, thiếu tập trung, chưa có biện pháp cụ thể hướng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn để thoát nghèo bền vững, chủ yếu chỉ mới quan tâm đến việc xem xét cho vay vốn, chưa chủ động đề ra các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương để tạo điều kiện phát triển, tạo việc làm ổn định cho hộ nghèo.
Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Một số địa phương chỉ quan tâm đến việc cho hộ nghèo vay vốn mà chưa chú trọng đến hiệu quả sử dụng của nguồn vốn mà hộ nghèo đã vay nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao; hạn mức, lãi xuất và thời hạn cho vay chưa linh hoạt để tạo điều kiện cho hộ nghèo chủ động thực hiện các giải pháp sinh kế thoát nghèo phù hợp, chủ yếu dựa vào định mức của từng
chương trình tín dụng; việc vay vốn kinh doanh chưa gắn tốt với việc hướng dẫn cách sản xuất, kinh doanh chưa kết nối với thị trường hoàng hóa, tiêu dùng.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Công tác phối hợp giữa Phòng Lao động- TB&XH, phòng Nội vụ và phòng NN & PTNT chưa đồng bộ, chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. Từ đó dẫn đến hạn chế, thiếu linh hoạt, lúng túng trong thực hiện đề án, hiệu quả thực tế thực hiện chưa cao. Tỉ lệ lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề còn thấp, số lao động nghèo được đào tạo nghề mới không nhiều, chủ yếu đào tạo ngắn hạn. Một số nơi hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, dạy nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, còn hình thức và chưa thu hút được sự quan tâm của người nghèo. Nguồn kinh phí phân bổ cho chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn hạn chế.
Chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo:
Việc cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo còn chưa kịp thời và có nhiều hạn chế đó là việc xác nhận tên, tuổi, đối tượng hộ nghèo ở một số xã, thị trấn dẫn đến việc in thẻ sai, điều này gây trở ngại rất lớn cho bệnh nhân đi khám chữa bệnh
Đội ngủ cán bộ y tế xã, thị trấn vừa thiếu về số lương, vừa yếu về chuyên môn; một số xã còn chưa có bác sĩ, hệ thống khám chữa bệnh, cơ sở vật chất còn sơ sài, hiệu quả mang lại thấp
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo:
Công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp giữa các cơ quan liên quan cấp huyện chưa đạt hiệu quả cao, chưa phát huy tối đa được sự tham gia đóng góp của cộng đồng, dòng họ, doanh nghiệp và lồng ghép các nguồn lực để hổ trợ nhà ở cho người nghèo chưa thường xuyên, liên tục
Nguồn vốn cho vay hỗ trợ vay vốn làm nhà ở cho hộ nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu, mỗi hộ chỉ vay tối đa 25 triệu đồng/hộ để làm nhà. Trong khi giá nhân công, vật liệu tăng cao, nguồn kinh phí của cá nhân hộ nghèo hạn chế.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo: Một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu giao cho ngành lao động triển khai, phụ thuộc nhiều vào cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo và cán bộ chính
quyền cơ sở, hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến ở một số nơi chưa linh hoạt, vẫn còn tình trạng người dân chưa biết hoặc không hiểu biết đầy đủ các chính sách cụ thể đối với mình và địa bàn sinh sống.
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo tại một số địa phương vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích, chưa làm tốt công tác điều tra, rà soát và bình xét hộ nghèo dẫn đến tình trạng còn sai sót, áp đặt phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo bền vững.
Nguồn nhân lực thực hiện công tác giảm nghèo: Nguồn nhân lực thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo còn hạn chế, cán bộ Lao động-TB&XH kiêm nhiệm quá nhiều việc, không được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo chưa bền vững
Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo:
Cán bộ theo dõi các Chương trình giảm nghèo ở cấp xã phần lớn là cán bộ Lao động-TB&XH, kiêm nhiệm quá nhiều việc, thường thay đổi, thiếu kinh nghiệm trong công tác, ảnh hưởng đến việc theo dõi và tham mưu thực hiện các nội dung của Chương trình. Hiệu quả hoạt động của một số cán bộ về lĩnh vực giảm nghèo còn hạn chế. Một số cán bộ chưa thực sự an tâm công tác, tư tưởng còn dao động chưa thực sự chịu khó học hỏi, nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm trong công tác giảm nghèo còn thấp.
Hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến cơ sở hiệu quả chưa cao. Do nhận thức thiếu sự thống nhất và đầy đủ nên một số ban, ngành và tổ chức đoàn thể ở địa phương chưa thật sự gắn trách nhiệm của mình trong việc phối hợp, kết hợp chỉ đạo và thực hiện chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Chưa xây dựng được mô hình phối hợp hoạt động chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chính sách.
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo tại một số địa phương vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích, chưa làm tốt công tác điều tra, rà soát và bình xét hộ nghèo dẫn đến tình trạng còn sai sót, áp đặt phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo bền vững. Đội ngũ cán bộ rà soát hộ nghèo thay đổi liên tục, không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm không cao, không ít cơ sở rà soát không đúng quy trình, công khai không dân chủ.
Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo
Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chương trình có lúc còn hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng chưa cao nên vẫn còn sai sót trong việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện có lúc chưa kịp thời
Xử lý vi phạm trong thực hiện công tác giảm nghèo:
Huyện Quế Sơn có chế tài riêng đối với lĩnh vực giảm nghèo, hình thức xử phạt đối với vi phạm trong công tác giảm nghèo còn qua loa, hạn chế và chưa triệt để
Ngoài ra, một bộ phận khá lớn các hộ nghèo vẫn thiếu quyết tâm và tự chủ vươn lên, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng còn phổ biến. Nhiều hộ nghèo thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, khi được hỗ trợ vay vốn thì không biết phát huy hiệu quả của đồng vốn, dẫn đến không hoàn được nợ. Một bộ phận hộ nghèo khác không dám vay vốn, vì không biết sử dụng đồng vốn vào mục tiêu sản xuất, kinh doanh để giảm nghèo. Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hộ làm điểm thực hiện chưa nhiều và hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ nghèo ở nông thôn còn chậm thay đổi cách nghĩ và cách làm cũ nên hiệu quả tác động của các chương trình, dự án đầu tư đạt thấp
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế
2.4.4.1. Nguyên nhân chủ quan.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa kịp thời, đồng bộ, chưa có kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể, chưa
xác định được giảm nghèo hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ban chỉ đạo chương trình ở một số xã, thị trấn hoạt động còn kém hiệu quả, có nơi xây dựng chương trình chưa cụ thể với tình hình địa phương. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị về công tác xóa đói giảm nghèo còn hạn chế, một số cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa thực sự tâm huyết với công việc của mình, chưa có sự gắn bó, gắn kết, đi sâu vào đời sống của người nghèo.
Công tác đánh giá, rà soát hộ nghèo còn thiếu chính xác, có lúc chưa công khai dân chủ từ đó xảy ra trường hợp bỏ sót đối tượng, một số cán bộ làm công điều tra rà soát hộ nghèo còn mang tính chủ quan, tình cảm trong quá trình thực hiện, một vài địa phương sợ ảnh hưởng đến danh hiệu gia đình văn hóa, xã đạt chuẩn văn