Nam
Trong những năm qua, việc triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện đã được triển khai đồng bộ, với những nội dung, giải pháp phù hợp và đạt được kết quả cao, đáp ứng được tình hình thực tế, giải quyết được
nhu cầu bức xúc của người nghèo; cơ chế vận hành chương trình giảm nghèo thực hiện đúng hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, của huyện; công tác tuyên truyền được quan tâm, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo ở các cấp được chú trọng; những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình từng bước được khắc phục; huy động được nhiều nguồn lực cho giảm nghèo, phát hiện và kịp thời nhân rộng được nhiều mô hình giảm nghèo; công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình được thực hiện thường xuyên, kịp thời.
Bảng 2.4. Số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2013-2017 STT
Nội dung Diễn biến số hộ nghèo từ năm 2013-2017 2013 2014 2015 2016 2017
1 Hộ nghèo đầu năm 4122 3402 3352 2921
Tỷ lệ 15,39 12,34 12,14 10,31
2 Hộ thoát nghèo
trong năm 720 50 431 621
3 Hộ nghèo cuối năm 4122 3402 3352 2921 2309
Tỷ lệ 15,39 12,34 12,14 10,31 8.06
(Nguồn: Theo số liệu từ phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Sơn)
Trong giai đoạn 2013-2017, huyện Quế Sơn áp dụng phương pháp đo lường theo chuẩn nghèo đơn chiều áp dụng theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, theo đó tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Quế Sơn có xu hướng giảm dần từ 4122 hộ năm 2013 xuống còn 3352 hộ năm 2015 (-770 hộ); giai đoạn 2016-2017, huyện Quế Sơn áp dụng phương pháp đo lường theo chuẩn nghèo đa chiều theo 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, theo đó tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Quế Sơn tiếp tục giảm dần từ 3352 hộ đầu năm 2016 xuống còn 2309 hộ năm 2017 (- 1043 hộ).
1192 hộ, tỷ lệ 51,63%, số hộ nghèo không thuộc chính sách bảo trợ xã hội nhưng không có khả năng thoát nghèo là 307 hộ, tỷ lệ 13,3%, số hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là 810 hộ, tỷ lệ 35,07%. Nhìn chung, số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội và số hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo chiếm phần lớn, nhóm này không có khả năng thoát nghèo và sẽ là một gánh nặng cho địa phương, số hộ nghèo còn lại có khả năng thoát nghèo thuộc diện đáy của hộ nghèo, rất khó khăn để thoát nghèo trong ngắn hạn và là một thách thức của địa phương trong việc giảm nghèo trong những năm đến.
Bảng 2.5. Số hộ nghèo phân chia theo nhóm đối tượng
Nhóm đối tượng Số hộ Tỷ lệ
Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội 1192 51,63 Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội
nhưng chưa có khả năng thoát nghèo 307 13,3
Hộ nghèo có khả năng tác động để thoát
nghèo 810 35,07
(Nguồn: Theo số liệu từ phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Sơn)
* Nguyên nhân nghèo: Nguyên nhân nghèo chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân cụ thể như:
- Thiếu vốn sản xuất - Thiếu đất canh tác - Thiếu lao động - Ốm đau
- Số người phụ thuộc nhiều
Người nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt vào nhóm đối tượng như người hưởng chính sách bảo trợ xã hội (người già neo đơn, người tàn tật trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ). Qua phân tích thực tế, trên cơ sở đánh giá toàn diện các mặt đã rút ra một số nhân tố cơ bản tác động đến nghèo đói trên địa bàn huyện Quế Sơn như sau:
giá, chính sách về tín dụng...tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người dân, của cấp uỷ, chính quyền các xã, huyện. Bên cạnh đó có một số chính sách trợ giúp thì đúng nhưng cơ chế thực hiện chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao.
+ Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội chưa đồng bộ, dịch vụ tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với người nghèo. Trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo, sự phối hợp giữa các ngành, tổ chức đoàn thể ở các cấp chưa chặt chẽ , hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện chính sách còn thiếu về lực lượng, hạn chế về chuyên môn nên công tác triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo còn nhiều bất cập, cản trở đến quá trình thực hiện công tác giảm nghèo.
+ Một bộ phận không nhỏ người nghèo có của sự hình thành tư tưởng ỷ lại là do Chính bản thân người nghèo chưa nhận thức hoặc nhận thức không đúng, không đầy đủ về vị trí, vai trò của người nghèo đối với công cuộc xóa nghèo nên dẫn đến một số nhận thức sai lầm. Một số người nghèo không hoặc chưa nhận thức được mình nghèo, không tỏ ra lo lắng khi thiếu đói và thiếu các điều kiện vật chất tối thiểu trong sinh hoạt hàng ngày; một số ý thức được mình nghèo, nhưng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngay cả khi đã thoát nghèo, nhưng họ không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, coi việc hỗ trợ của Nhà nước là nguồn lợi có một cách tự nhiên và cần phải được hưởng thường xuyên; lại có một bộ phận khác do lười lao động, lười suy nghĩ, thờ ơ với cuộc sống của chính bản thân...