Khái quát chung về huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 41 - 46)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình:

+ Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 25.746 ha, nằm cách thành phố Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Về vị trí địa lý: có tọa độ: từ 150 38’25’’- 150 49’51’’ vĩ độ Bắc; từ 1080 06’58’’- 1080 20’51’’ kinh độ Đông.

+ Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông giáp huyện Thăng Bình và phía Tây giáp huyện Nông Sơn

+ Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An, Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Hiệp, Quế Châu, Quế Minh, Quế An, Quế Phong, Quế Long và Thị trấn Đông Phú. Theo Chi Cục Thông kế huyện Quế Sơn cung cấp; dân cư trên địa bàn phân bổ như sau: Thị trấn Đông Phú chiếm 9,7% dân số toàn huyện, các xã đồng bằng, trung du 83,6 %, xã miền núi Quế Phong chiếm 6,7 %.

+ Địa hình Quế Sơn có trên 60 % diện tích là vùng đồi núi, phía tây có các dãy núi cao như: Yang-Brai (1.143 m), Bàn Cờ (1.037m), Hòn Tàu – Đèo Le (953m) ….Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Đông và xen kẽ giữa các khi vực đồi gò. Phân theo 3 dạng địa hình:

Địa hình đồi núi cao: Tập trung ở phía Tây, chiếm 60 % tổng diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình từ 500-1000 m

Địa hình gò đồi: Là vùng tiếp giáp giữa núi cao và vùng đồng bằng, độ cao trung bình 50-150 m. Phân bố chủ yếu ở vùng trung, diện tích chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên.

Vùng đồng bằng: Tập trung ở Phía Đông và xen kẽ giữa các vùng gò đồi. Nhìn chung, Địa hình huyện Quế Sơn phân bố thấp dần từ Tây sang Đông, trong đó hơn 60% địa hình đồi núi cao, về mùa mưa sẽ gây ra hiện tượng xói mòn đất và thoái hóa đất. Còn lại địa hình gò đồi và đồng bằng, với địa hình này luôn được phù sa bồi đắp nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp

Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quế Sơn

(Nguồn: UBND huyện Quế Sơn) - Thời tiết, khí hậu:

Huyện Quế Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 26°C, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp từ

tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trung bình trong năm là 3309,8 mm, độ ẩm không khí trung bình năm 87%. Khí hậu nhìn chung thích hợp cho việc trồng lúa nước, song do mùa khô thường kéo dài trên 6 tháng, cuối mùa khô thường nắng nóng, gió Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lượng bốc hơi, trong khi đó lượng mưa trong mùa này thường rất thấp nên thường xảy ra khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước dùng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại một số địa phương.

- Đất đai:

Đến ngày 31.12.2017, Quế Sơn có diện tích 25746,1 ha gồm nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích 21171 ha, chiếm 82.23 % tổng diện tích đất toàn huyện, đất phi nông nghiệp 4128,7 ha, chiếm 16,03 % tổng diện tích. Bên cạnh đó, đất chưa qua sử dụng còn 446,21 ha, chiếm 1,16% tổng diện tích, được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Quế Sơn năm 2017

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp 21171 82,23

2 Đất phi nông nghiệp 4128,7 16,03

3 Đất chưa sử dụng 446,21 1.74

Tổng diện tích đất tự nhiên 25746,1 100 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quế Sơn)

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Trong giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện đạt kết quả tích cực, tăng bình quân 16,13%/năm, đến năm 2017 thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/người/năm, thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Quế Sơn giai đoạn 2013 – 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2017 1. Giá trị tổng sản phẩm (theo giá so sánh 2010) Tỷ đồng 3.114 3.676 4.316 4.742 5.230

- Nông - lâm thủy sản Tỷ đồng 765 890 947 1027 1086 - Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 1.137 1.335 1.385 1.562 1.796 - Thương mại - Dịch vụ Tỷ đồng 1.212 1.451 1.575 1.710 1.855

2. Tỷ trọng các ngành % 100 100 100 100 100

- Nông - lâm thủy sản % 24,57 24,22 21,94 21,66 20,76 - Công nghiệp - xây dựng % 36,51 36,31 41,57 42,28 43,77 - Thương mại - Dịch vụ % 38,92 39,47 36,49 36,06 35,47

3. Tốc độ tăng trưởng % 124,03 111,92 114,57 104,47 109,07

- Nông - lâm thủy sản % 104,56 106,11 105,10 103,64 110,23 - Công nghiệp - xây dựng % 149,60 112,63 131,26 105,11 115,95 - Thương mại - Dịch vụ % 118,10 114,81 104,18 104,18 104,94

4. Thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng 643 721 696 732 849

5. Chi ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng 1.759 1.389 1.416 1.434 1.688

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Quế Sơn)

Qua bảng 2.2 cho thấy, giá trị tổng sản phẩm của huyện luôn duy trì tốc độ tăng đều qua các năm. Năm 2013 giá trị tổng sản phẩm là 3.114 tỷ đồng đến năm 2017 giá trị tổng sản phẩm 5.230 tỷ đồng, tăng 2.116 tỷ đồng so với năm 2013. Cũng trong giai đoạn này, tổng thu ngân sách và tổng chi ngân sách trên địa bàn cơ bản tăng nhưng chưa đồng đều. Tổng thu ngân sách năm 2017 là 849 tỷ đồng tăng lên 206 tỷ đồng năm 2013, tổng chi ngân sách cũng được cân đối phù hợp với tình

hình của địa phương, tạo sự ổn định cho ngân sách, tác động tích cực đến sự phát triển của huyện.

Về cơ cấu chuyển dịch kinh tế, huyện Quế Sơn đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp- xây dựng; ngành thương mại - dịch vụ, ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng biến động giảm về tỷ trọng nhưng tăng chậm về tốc độc tăng trưởng. Qua bảng 2.2, ta thấy tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ khá cao và biến động không đều theo xu hướng tăng qua các năm (năm 2013 chiếm 36,51%, năm 2017 chiếm 43,77 % toàn ngành kinh tế), ngành thương mai- dịch vụ chiếm 38,92 % năm 2013 đến năm 2017 còn 35,47 %, trong khi đó tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 24,57 % năm 2013 và giảm xuống 20,76% vào năm 2017

Nhìn chung, huyện Quế Sơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, ổn định đều trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông- lâm thủy sản giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng dần, ngành dịch vụ chưa có sự biến động nhiều. Điều này chứng tỏ xu thế phát triển của huyện Quế Sơn là tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển kinh tế ổn định đã góp phần để công tác giảm nghèo được thực hiện thắng lợi qua từng năm.

2.1.3. Điều kiện xã hội

Theo niên giám thống kê của huyện Quế Sơn, đến 31 tháng 12 năm 2017, huyện Quế Sơn có 24.319 hộ với dân số bình quân 84.778 người, gồm 14 đơn vị hành chính: thị trấn Đông Phú, xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, xã Quế Phú, xã Hương An, xã Quế Cường, xã Quế Hiệp, xã Quế Thuận, xã Phú Thọ, xã Quế Long, xã Quế Châu, xã Quế Phong, xã Quế An, xã Quế Minh.

Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 phân theo xã, thị trấn thuộc huyện Quế Sơn

Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số 257,46 84.778 329 Thị trấn Đông Phú 13,51 8.849 655 Xã Quế Xuân 1 8,12 8.369 1.031 Xã Quế Xuân 2 15,64 5.699 364 Xã Quế Phú 17,06 9.577 561 Xã Hương An 11,17 7.439 666 Xã Quế Cường 12,34 3.909 317 Xã Quế Hiệp 40,19 3.422 86 Xã Quế Thuận 17,41 6.274 360 Xã Phú Thọ 27,11 5.486 202 Xã Quế Long 21,18 4.009 189 Xã Quế Châu 14,32 6.398 447 Xã Quế Phong 31,34 5.479 175 Xã Quế An 16,44 5.123 312 Xã Quế Minh 11,63 4.728 406

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quế Sơn)

Theo bảng 2.3, dân cư phân bố không đồng đều, thị trấn Đông Phú chiếm 9,7% dân số toàn huyện, các xã đồng bằng, trung du 83,6%, xã miền núi Quế Phong chiếm 6,7%, dân cư chủ yếu tập trung ở vùng Đông của huyện Quế Sơn, nơi có tuyến đường Quốc lộ 1A chạy qua.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 41 - 46)