Kinh nghiệm của những địa phương về công tác quản lí nhà nước về

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 41)

nhiệm vụ then chốt đối với Chương trình giảm nghèo giai đoạn tới.

Kinh nghiệm thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng, để trở thành một cán bộ làm công tác giảm nghèo tốt, cần đáp ứng được 3 yêu cầu tổng hợp, bao gồm: Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách nội dung của chương trình ; Có kỹ năng thực hiện các công việc cụ thể; Có sự nhiệt tình, tâm huyết với công tác giảm nghèo.

1.4. Kinh nghiệm của những địa phương về công tác quản lí nhà nước vềgiảm nghèo giảm nghèo

Trong thời gian qua, việc thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn đã đạt được những kết quả nhất định với tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, các chính sách giảm nghèo được triển khai có hiệu quả. Để đạt được kết quả như vậy, đó là nhờ sự lãnh chỉ đạo của UBND huyện Quế Sơn trong thực hiện các chính sách giảm nghèo và quá trình học tập kinh nghiệm những địa phương có đặc điểm tương đồng với huyện Quế Sơn về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội. đã có những mô hình, giải pháp hay, phù hợp với huyện Quế Sơn qua đó mang lại hiệu quả to lớn trong công tác giảm nghèo bền vững. Điển hình, trong những địa phương này đó là huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ; huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ; huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là huyện được thành lập trên cơ sở tách ra từ thị xã Tam Kỳ, có địa hình núi thấp và đồi gò xen kẻ các dãi đồng bằng, thấp dần từ tây sang đông, diện tích 25.125 ha, dân số 84.863 người, tỷ lệ hộ nghèo 2.45 % . Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách XĐGN và chương trình giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Ninh đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đề ra những bước đi, mô hình giảm nghèo hiệu quả

Từ thực tế, đã xuất hiện một số mô hình hiệu quả, tích cực có thể nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững: mô hình kinh

tế vườn - ao - chuồng của Hội phụ nữ xã Tam Vinh; nuôi cá lồng tại xã Tam Dân;... Huyện Phú Ninh đang trong quá trình phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa nhưng chính quyền huyện vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn, thêm vào đó việc huy động các nguồn vốn của tỉnh đã được huyện sử dụng hiệu quả, tập trung vào một số tiêu chí như: cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo. Đảm bảo cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận các dịch vụ, nhu cầu được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Nguồn vốn cho các hộ nghèo vay sẽ được giám sát, tư vấn để các hộ nghèo sử dụng hiệu quả đúng mục đích từng bước vươn lên thoát nghèo

Nhằm giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, UBND huyện còn tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền để người dân biết được các chính sách mà mình được thụ hưởng, hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh

Bên cạnh các dự án hỗ trợ cho phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện còn có chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt. Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, dự án đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo và các hỗ trợ khác đã trở thành nguồn động viên, trợ giúp to lớn đối với nhân dân. Điều đó, đã tạo được những bước chuyển biến đáng kể, tích cực trong hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Thực hiện tốt các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững và tạo việc làm cho người nghèo. Tiếp tục chăm lo cho người nghèo, thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/NĐ-CP, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/QĐ-TTg nhằm giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội…

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

động-Thương binh và xã hội huyện thời gian qua đã chủ động làm tốt công tác tham mưu để UBND huyện kịp thời ban hành các văn bản liên quan.

Nhằm giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền để người dân biết được các chính sách mà mình được thụ hưởng, hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh... thì triển khai, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả là vấn đề được huyện rất quan tâm. Do đó, nhiều năm qua việc tổ chức, thực hiện xây dựng các mô hình sử dụng vốn giảm nghèo có hiệu quả được huyện Thăng Bình đặc biệt quan tâm, trong đó có chương trình tín dụng cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo.Với sự phối hợp của ngân hàng chính sách xã hội, huyện Thăng Bình đã triển khai khá hiệu quả việc cho vay vốn đầu tư sản xuất để thoát nghèo thông qua hình thức ký hợp đồng ủy thác với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Nguồn vốn không chỉ đến đúng đối tượng mà còn được sử dụng khá hiệu quả đã giúp người nghèo cải thiện điều kiện sống. Thông qua các tổ chức chính trị trên địa bàn huyện, đã triển khai đến từng địa bàn xã và các hộ dân để phát huy tối đa hiệu quả. Với cách thực hiện không đầu tư, hỗ trợ dàn trải, chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững đã được triển khai có hiệu quả ở các xã. Từ chương trình này, đã xây dựng hàng chục mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Từ đó không ít hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững

Hiện nay, hầu hết các chính sách hỗ trợ hộ nghèo được huyện triển khai đồng bộ, chú trọng vào những mục tiêu quan trọng là chăm lo cho hộ nghèo về sức khỏe, nhà ở, học hành, cơ hội việc làm, vốn làm ăn, bổ sung kiến thức sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh để mọi người dân có thể tự vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, chính sách giúp cho các hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn được coi là giải pháp đem lại hiệu quả tích cực. Để các hộ nghèo sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, tỉnh cũng tổ chức các lớp học khuyến nông, lâm, ngư, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn. Cùng với đó là tổng kết đánh giá, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

về xóa đói, giảm nghèo, trong những năm qua, huyện Duy Xuyên tập trung các nguồn lực của nhà nước, nguồn xã hội hóa, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp xóa đói, giảm nghèo, đem lại nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm kinh tế - xã hội của địa phương phát triển theo hướng bền vững. Hàng loạt chủ trương, chính sách, chương trình liên quan đến xóa đói, giảm nghèo của Trung ương và của tỉnh được UBND huyện Duy Xuyên tổ chức thực hiện đem có hiệu quả trên địa bàn, qua đó đã giúp cho người nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm mạnh qua từng năm.

Kinh nghiệm XĐGN ở huyện Duy Xuyên lại cho thấy tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo XĐGN là lấy xã hội hóa là chính, sự trợ giúp của Nhà nước chỉ là “bà đỡ”. Chính vì vậy, vai trò của các đoàn thể quần chúng là hết sức quan trọng. Các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh đã có nhiều hình thức huy động giúp đỡ vốn, cây con giống, ngày công, kinh nghiệm sản xuất để hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Quế Sơn

Giảm nghèo bền vững chống tái nghèo hoặc nghèo phát sinh; khắc phục chênh lệch mức sống giữa các khu vực, địa phương vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược lâu dài, nâng cao đời sống nhân dân. Đây là công việc khó khăn, gian nan, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của Đảng, chính quyền và nhân dân trong quá trình thực hiện. Từ quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của các địa phương, có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao quyết tâm của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò chủ đạo của Nhà nước, chính quyền các cấp là nhân tố quyết định. Đổi mới công tác quản lý nhà nước trong việc điều hành và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành trung ương và địa phương để đảm bảo lồng ghép chính sách và nguồn lực. Đồng thời, phân cấp trách nhiệm nhiều hơn cho các địa phương, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ trực tiếp trong quá trình tổ chức thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo tìm giải pháp thoát nghèo phù hợp với điều kiện của mình

Hai là, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đi đôi với công tác này, phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức tay nghề, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động chất lượng cao. Đây là một trong những giải pháp tích cực có tác động rất lớn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương.

Ba là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư nhằm tạo thêm động lực hỗ trợ cho người nghèo nâng cao trách nhiệm, nỗ lực để cải thiện cuộc sống của mình.

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng.

Năm là, thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả.

Sáu là, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giảm nghèo; xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, Cán bộ phụ trách chuyên trách về giảm nghèo ở các xã, thị trấn phải ổn định, được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu để tác nghiệp và tham mưu, thực hiện kịp thời ở cơ sở.. Ngoài ra, phải thường xuyên nghiên cứu, trao đổi với các địa phương khác trong cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo hay trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo..

Bảy là, phát huy sự chủ động tham gia của người nghèo, cộng đồng dân cư, để mỗi hộ nghèo thấy được trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và xã hội, cùng với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là điều kiện để nâng cao khả năng thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống

Tổng kết Chương 1

Trong hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều bước phát triển ngoạn mục, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và đang đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, có thể nói chính sách giảm nghèo đã có những thành công to lớn, đạt được nhiều kết quả đáng kể và đã có bước phát triển căn bản, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung về kinh tế-xã hội của đất nước

Trong chương 1, từ những luận điểm khoa học liên quan đến vấn đề giảm nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo, cũng như kinh nghiệm giảm nghèo của các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã cho tác giả những gợi ý cả về lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 41)