Phân tích các căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lí nhà

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 75)

3.1. Phân tích các căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lí nhànước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Mục tiêu quản lí nhà nước về giảm nghèo

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi, phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước thì công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện phải có nhiều sự thay đổi nhằm phù hợp hơn với chiến lược phát triển kinh tế không chỉ riêng nước ta mà đối với tất cả các nước trên thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Điều này thể hiện vai trò to lớn của Nhà nước, cụ thể được biểu hiện thông qua Nghị quyết, kế hoạch, một số chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện đến năm 2020 như sau:

- Mục tiêu chung:

Triển khai sâu rộng, đồng bộ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiệu quả, bền vững; tạo điều kiện cho hộ nghèo, người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ để hộ nghèo tự lực vươn lên khá giả và làm giàu, khoảng cách về điều kiện sống của nhân dân giữa các xã được thu hẹp. Hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện ở mức dưới 5%.

- Mục tiêu cụ thể:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện (thuộc chính sách giảm nghèo) bình quân mỗi năm từ 08-1,0 %.

100% người nghèo, cận nghèo, khó khăn được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, chế độ theo quy định của Nhà nước.

100% hộ nghèo do thiếu vốn sản suất được ưu tiên vay vốn để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống và thu nhập.

lao động được tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng; được tư vấn học nghề miễn phí để có nghề nghiệp ổn định, được tư vấn giới thiệu việc làm hoặc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

100% cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn có trình độ chuyên môn đại học.

Xã hội hóa công tác giảm nghèo, huy động toàn xã hội tích cực tham gia. Đồng thời có cơ chế chính sách riêng và vận động các nguồn lực trợ giúp những hộ thuộc diện không thể thoát nghèo (gồm những hộ cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau bệnh tật, không có sức lao động, hộ phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, hộ chỉ có một lao động nhưng đông người ăn theo như người già, trẻ em, người khuyết tật) để hỗ trợ nâng cao đời sống, đảm bảo mức sống tối thiểu; 100% hộ nghèo già cả, neo đơn không nơi nương tựa được nhận đỡ đầu và được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.

3.1.2. Định hướng về công tác quản lí nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn

Tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, khai thác có hiệu quả toàn bộ diện tích đất có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo xu hướng của đất nước, nâng cao năng suất lao động.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất đời sống, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, đường giao thông nông thôn, trường học và trạm y tế.

Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đồng bộ, hiệu quả, bền vững; tạo điều kiện cho hỗ nghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ để người nghèo vươn lên khá giả, làm giảu, cải thiện cuộc sống.

Thực hiện công tác giảm nghèo phải có lộ trình, bước đi thích hợp và đảm bảo hiệu quả thực chất trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, phô trương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trên tinh thần công khai, dân chủ và đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực. Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng

cao chất lượng , tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo các cấp; chú trọng bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phải bảo đảm tính bền vững của chương trình, tập trung hỗ trợ chăm lo để từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ vừa mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo và tăng hộ khá; chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập để có tích lũy giảm nghèo, vươn lên khá; gắn với việc làm chuyển biến cách sống, lối sống văn minh cho người nghèo, hộ nghèo trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, phải hết sức chú ý tránh các hình thái nghèo mới, tái nghèo.

3.1.3. Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lí nhà nước về giảm nghèo.

Về điều kiện tự nhiên:

Thuận lợi: Quế Sơn có vị trí địa lý cách thành phố Tam kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, có tuyến Quốc lộ 1A và đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi chạy ngang qua nên giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế; Vùng đồng bằng tập trung về phía đông, luôn được phù sa bồi đắp, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn: Quế Sơn có 60 % diện tích là đồi núi, chủ yếu tập trung về phía tây nên việc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; vùng đồng bằng thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, lũ, thường xuyên bị ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Về điều kiện kinh tế

Thuận lợi: Tốc độ tăng tưởng GDP của huyện luôn ổn định và duy trì ở mức cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước đó là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng, thương mai-dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông-lâm thủy sản;

Khó khăn: Cơ cấu kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là ngành Nông-lâm nghiệp; hệ thống thương mại-dịch vụ phát triển chậm.

Về điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 72 - 75)