Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 88)

Đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác giảm nghèo, phân công Đảng viên theo dõi, giúp đỡ đồng hành cùng người nghèo, cận nghèo. Góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020

UBND tỉnh Quảng Nam bố trí nguồn lực, phân bổ sử dụng ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách giảm nghèo bền vững, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng, đặc thù của huyện.

Đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho địa phương để đảm bảo cho cuộc rà soát. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên

truyền để người dân nhận thức đúng và đầy đủ về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo. Phối hợp với các Hội, Đoàn thể trong công tác giám sát rà soát, phát huy dân chủ trong bình xét hộ nghèo, lấy ý kiến tập thể quyết định kết quả bình xét, niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nhà văn hóa thôn, khối phố và UBND xã, thị trấn để người dân được biết

UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể xây dựng qui chế phối hợp trong thực hiện công tác quản lí nhà nước về giảm nghèo.

Đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị với Trung ương sớm sửa đổi, bổ sung Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo hướng nâng hạn mức cho vay lên 50 triệu đồng/hộ.

UBND các địa phương chủ động trong công tác xây dựng các giải pháp giảm nghèo bền vững sát đúng với tình hình thực tế và nguyên nhân nghèo của từng hộ nghèo. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể huyện trong công tác hỗ trợ giảm nghèo bền vững.

Tiểu kết Chương 3

Công tác Quản lý Nhà nước về giảm nghèo đã có những đóng góp quan trọng đối với công tác an sinh xã hội của huyện, đặc biệt là những đóng góp về phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh. Đáp ứng xu thế phát triển chung của cả nước cũng như yêu cầu phát triển của huyện, tác giã đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, như: tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo, tăng cường đầu tư, phân bổ hợp lý các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo,… Qua tìm hiểu, nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố, tác giả cũng có những kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để định hướng nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực chuyên sâu trong QLNN về giảm nghèo thời gian đến.

KẾT LUẬN

Nghèo đói đã và đang được nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về bản chất và tác động của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở phạm vi một huyện, một tỉnh mà cả thế giới. Ở Việt Nam nói chung và địa bàn huyện Quế sơn nói riêng, giảm nghèo trở thành một chiến lược lớn. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn đã thu được những thắng lợi đáng kể góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững còn gặp một vài khó khăn cần được khắc phục. Giảm nghèo là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Với mong muốn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn

Lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”, luận văn đã hoàn thành được những công việc chính sau đây:

Phân tích cơ sở lý luận về đói nghèo và giảm nghèo, nội dung này được bài luận văn trình bày chủ yếu ở chương 1. Sau khi xác định được mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Tiểu luận đã làm rõ khái niệm đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo, quan niệm về giảm nghèo. Vai trò của giảm nghèo bền vững, nội dung của giảm nghèo và các nhân tố gây ảnh hưởng đến giảm nghèo ở nước ta hiện nay.

Luận văn đã tập trung phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đi sâu phân tích thực trạng đói nghèo theo quy mô, mức độ thực hiện các chính sách giảm nghèo và nguyên nhân đói nghèo ở huyện Quế Sơn. Qua phân tích, tiểu luận đã làm rõ đói nghèo của huyện cả về quy mô, mức độ thực hiện các chính sách, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đói nghèo của từng hộ nghèo. Luận văn đã khái quát sự thành công, kết quả của sự nghiệp xoá đói giảm

nghèo và những thành tựu bước đầu của công tác giảm nghèo, đồng thời nêu lên những khó khăn tồn tại, những bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở huyện Quế Sơn trong những năm qua.

Căn cứ vào bối cảnh thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước về giảm nghèo, luận văn đã đề ra một số quan điểm giảm nghèo và mạnh dạn đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện Quế Sơn trong những năm tiếp theo với các giải pháp về cơ chế, chính sách của nhà nước, các giải pháp về kiện toàn bộ máy, con người, các hoạt động cụ thể khác.

Do giảm nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội mang tính tổng hợp, rộng lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể chưa đầy đủ mà chỉ mới là những giải pháp cơ bản, song nếu những giải pháp này được thực hiện đồng bộ, cùng với sự trợ giúp của tỉnh, của các huyện khác trong tỉnh, của chính quyền cấp xã ,huyện Quế Sơn, tin rằng đói nghèo sẽ không còn là vấn đề lớn đối với huyện Quế Sơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

[1] Ban chấp hành Trung ương 2012, Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.

[2] Bộ Lao động-Thuơng binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020.

[3] Chi cục thống kê huyện Quế sơn (2017), Niên giám thống kê

[4] Chính phủ (2015), Quyết định ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 -2020.

[5] Nguyễn Ngọc Sơn (2013): “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí kinh tế và phát triển

[6] Phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Sơn, Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, 2014, 2015, 2016,2017

[7] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

[8] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 09/2011/ QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011-2015.

[9] Thủ tƣớng Chính Phủ, Quyết định số 59/2015/QĐ -TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016- 2020.

[10] Trần Công Đoàn (2014): “Chính sách giảm nghèo từ thực triễn của tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ. Nguồn 123doc.org,2015

[11] Ủy Ban Nhân Dân huyện Quế Sơn (2016),Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo huyện Quế Sơn giai đoạn 2016 – 2021

[12] Ủy Ban Nhân Dân huyện Quế Sơn (2016), Báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu và các

giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020. [13] Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam, Chỉ thị số 17/CT - UBND ngày 09/9/2013

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 88)