Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lí nhà nước về giảm nghèo trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 76 - 82)

bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chương trình, kế hoạch về giảm nghèo

Những văn bản quy phạm pháp luật, những chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án giảm nghèo là cơ sở, nền tảng của hoạt động giảm nghèo bền vững. Đề hoàn thiện hơn nữa việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo, cần chú ý một số vấn đề sau:

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện trong quản lí nhà nước về giảm nghèo.

Ban hành văn bản phải phù hợp với thực tiễn của địa phương, dựa trên cơ sở kế hoạch chung của Trung ương, Tỉnh , không trái với văn bản cùng cấp và văn bản cấp trên.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện trong quản lí nhà nước về giảm nghèo; tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong quá trình dự thảo văn bản, đồng thời giao cho Phòng LĐ-TB&XH đóng vai trò chính trong việc đề xuất, tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng và ban hành các văn bản về giảm nghèo; tăng cường sự công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện các văn bản đó, trong thực tế cần quan tâm tới việc lập kế hoạch giảm nghèo của địa phương có sự tham gia của người dân mà đặc biệt là người nghèo, đối tượng thụ hưởng các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; chương trình, dự án giảm nghèo cần phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách cụ thể từng xã, thị trấn để hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp với đặc điểm thực tế trên từng địa bàn...

phương, rà soát và phân loại cụ thể các đối tượng nghèo đói làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đặc thù trên cơ sở chính sách chung, phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm.

3.3.2. Hoàn thiện các chính sách giảm nghèo.

- Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo:

Triển khai thực hiện đồng bộ hơn nữa các chính sách như: chính sách cho vay vốn ưu đãi để hỗ trợ sản xuất kinh doanh; chính sách miễn, giảm học phí; chính sách xóa nhà tạm cho hộ nghèo…..

Thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, Thường vụ Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH về chương trình mục tiêu XĐGN đến các xã, thị trấn. Trong việc thực thi các văn bản chính sách cần xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện cụ thể. Tùy từng nội dung cụ thể mà có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị liên quan cho phù hợp.

Tăng cường thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại các địa phương, kịp thời chấn chỉnh những địa phương chưa thực sự quan tâm trong công tác giảm nghèo.

- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo:

Tiếp tục thực hiện công tác ủy thác phần đối với các hội đoàn thể, thực hiện tốt công tác cho vay, đúng đối tượng, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Tăng cường việc tư vấn, định hướng hướng dẫn cách sản xuất, kinh doanh gắn liền với thị trường hoàng hóa, tiêu dùng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, nguồn vốn sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.

Tăng cường công tác rà soát, chỉnh sửa, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung về hạn mức, lãi xuất và thời hạn đối với từng chương trình tín dụng cụ thể đảm bảo phù hợp với từng mục đích vay vốn nhằm phát huy nguồn vốn được hiệu quả.

- Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

Tăng cường công tác phối hợp giữa phòng Lao động-TB&XH, phòng Nội vụ, phòng NN&PTNN, có sự phân công trách nhiệm, nhiệm vụ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan với nhau.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hiểu và nắm rõ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với chính sách đào tạo nghề để người lao động tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề

Tăng cường chất lượng của các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho người lao động nông thôn, nội dung đào tạo nghề cần hướng vào thực tiễn gắn liền với nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và của xã hội

Tăng cường nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho các trung tâm đào tạo nghề.

- Chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo:

Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, nhà nước và các ban ngành liên trong việc thực hiện BHYT; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo đảm bảo chính xác về họ, tên, tuổi để có cơ sở cấp phát thẻ BHYT kịp thời, chính xác.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ y tế cấp xã, thị trấn, thôn, khối phố, thực hiện việc phân công bác sĩ có năng lực, chuyên môn về trạm y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Tăng cường mạng lưới y tế thôn, khối phố để kịp thời phục vụ việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho người dân. Khẩn trương nâng cấp, đầu tư ngân sách để trang bị hệ thống phòng chữa bệnh ở các cơ sở y tế, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ y tế.

- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: Tăng cường huy động các nguồn vốn từ các tổ chức xã hội, các hộ làm ăn khá trên địa bàn, các nhà hảo tâm, đồng hương trên địa bàn huyện, người con quê hương giúp đỡ một phần kinh phí để xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa cho người nghèo được ổn định, đảm bảo an toàn khi mùa mưa

bão đến

Nâng hạn mức cho vay vốn nhà ở hộ nghèo lên 50 triệu đồng/hộ để người nghèo có đủ nguồn kinh phí để thực hiện việc cải thiện nhà ở hộ nghèo.

3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền giảm nghèo cho người nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách thường xuyên, liên tục đến cấp ủy, chính quyền, toàn thể đảng viên, người nghèo nhằm tạo sự loan tỏa trong cộng đồng dân cư, thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác giảm nghèo bền vững, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật, nhận thức cho người nghèo. Phát huy mạnh tính dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo; lấy ý kiến của hộ nghèo theo từng nhóm, động viên nhân dân quan tâm hơn đến công tác bình xét hộ nghèo giúp thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo theo đúng kế hoạch đã đề ra để xây dựng các chính sách giảm nghèo kịp thời điểm, từ đó thực hiện hiệu quả các chính sách.

Lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với nhận thức, trình độ và phong tục tập quán của từng đối tượng, từng vùng để tập trung đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm; góp phần tạo sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong thực hiện mục tiêu của Chương trình. Ban hành chính sách tuyên dương, khen thưởng để khuyến khích các hộ nghèo, xã nghèo đã thoát nghèo. Xây dựng và tổ chức phát sóng rộng rãi, thường xuyên các phóng sự về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, các gương điển hình về giảm nghèo, làm giàu trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam và hệ thống truyền thanh cấp huyện, xã, thôn… Các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh....tuyên truyền sâu rộng đến hội viên để nâng cao nhận thức về giảm nghèo, giải quyết việc làm, cùng nhau vươn lên thoát nghèo

Trong thời gian tới huyện cần quan tâm tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các hội đoàn thể từ huyện đến xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nghèo cách thức làm ăn tạo điều kiện cho

hộ nghèo đi tham quan học tập các mô hình kinh tế hiệu quả trong địa bàn huyện, ngoài huyện để người nghèo hiểu nắm bắt thêm kiến thức để làm ăn phát triển kinh tế; tổ chức tập huấn cho người dân kể cả người không nghèo để họ giúp đỡ nhau trong làm ăn, hội nghị đầu bờ tại các thửa đất để người dân dễ hiểu biết và áp dụng. Ngoài ra rà soát lại các mô hình khuyến nông thành công trong thời gian qua như: lúa lai, ngô lai, keo, cây ăn quả, nuôi cá nước ngọt, nuôi Heo, Dê, nuôi Bò nhốt chuồng trồng cỏ dự trữ thức ăn cho gia súc... để nhân rộng thêm mô hình.

3.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực có chất lượng cho công tác quản lí nhà nước về giảm nghèo

Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững, xây dựng quy chế hoạt động; phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, cơ chế phối hợp trong bộ máy công tác giảm nghèo và địa bàn theo dõi từ cấp huyện đến cơ sở; giám sát chịu trách nhiệm toàn diện về công tác giảm nghèo ở địa bàn được phân công, tổ chức bộ máy hoạt động thông suốt, nhịp nhàng và có hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp phục vụ thực hiện tốt công tác điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo chính xác, công bằng không bỏ sót đối tượng, hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách giảm nghèo một cách tập trung nhất, xác định được rõ nghèo là do nguyên nhân gì để có giải pháp phù hợp. Muốn nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý thức trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, huyện cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cả về vật chất và tinh thần một cách kịp thời, chính đáng để tạo động lực cho họ yên tâm công tác.

Tăng cường đầu tư kinh phí và tăng các khoản lương, công tác phí, phụ cấp cho cán bộ chuyên trách hoạt động giảm nghèo. Đặc biệt, cần có cơ chế đầu tư tài chính cho các cán bộ kiêm nhiệm vì hiện nay, cấp xã đa số không có cán bộ chuyên trách làm hoạt động này, mà chủ yếu là cán bộ Lao động-TB&XH, có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu và đề xuất với lãnh đạo UBND về vấn đề giảm nghèo trên địa bàn.

Tăng cường việc đào tạo, tập huấn, nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cho cấp xã, thị trấn, đặc biệt nên tập huấn và bồi dưỡng thêm cho cán bộ điều tra viên ở cơ sở thôn; đồng thời quy hoạch, sử dụng, bố trí hợp lý, ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, chú trọng củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên cơ sở, nâng cao năng lực làm việc, đạo đức nghề nghiệp và hiệu suất công tác. Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ, tăng cường đãi ngộ cán bộ, nhất là luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt, tri thức trẻ tại cơ sở.

Thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chính sách giảm nghèo.

2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nai, tố cố và xử lý vi phạm trong công tác giảm nghèo

Để đánh giá một chương trình, một chính sách, dự án về giảm nghèo bền vững có đạt được kết qua như mục tiêu đề ra, thì giải pháp về kiểm tra, giám sát, đánh giá lại đóng vai trò quan trọng cho công tác này. Việc kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm trong hoạt động giảm nghèo trên địa bàn nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm, của các cấp, các ngành trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giảm nghèo tại địa phương nhằm đảm bảo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí việc thực hiện nguồn lực quốc gia. Kết quả kiểm tra đánh giá phải được sử dụng để hoàn thiện công tác quản lý chứ không chỉ kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức. Xuất phát từ những vấn đề trên, ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến xã, cần tiến hành các nội dungsau:

Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện cần tổ chức đối thoại trực tiếp với hộ nghèo ít nhất 1 năm/1 lần, qua đối thoại nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người nghèo, rà soát lại các chính sách của tỉnh, huyện đã ban hành, đồng thời xem xét cấp cơ sở có triển khai thực hiện đúng hay không, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những hạn chế và thông qua đó đề ra các giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn

thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa bàn 6 tháng/1 lần, hàng tháng Ban chỉ đạo cấp dưới phải báo cáo về Ban chỉ đạo cấp trên kết quả thực hiện. Định kỳ 1 quý ban chỉ đạo các cấp tổ chức họp giao ban để kiểm điểm, đánh giá các hoạt động, công việc đã thực hiện trong quý và kế hoạch triển khai trong quý tới

Thông qua việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, hoạt động giảm nghèo, ban chỉ đạo giảm nghèo cùng với chính quyền địa phương cần kịp thời phát hiện sai sót và có phương pháp điều chỉnh những bất hợp lý về cơ chế, chính sách. Kịp thời tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại, tố cáo về vấn đề giảm nghèo; Ngoài ra, cấp chính quyền địa phương có chế tài xử lý nghiêm túc dành cho cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là đối với cán bộ có dấu hiệu vi phạm như tham nhũng, làm trái, gây thất thoát kinh phí nhà nước, nhũng nhiễu, tham ô phải được phát hiện sớm và kiên quyết xử lý kịp thời, kỷ luật thích đáng để lấy lòng tin cho nhân dân

Quan tâm đến việc xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững, cần có quy định trách nhiệm cụ thể của các địa phương trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, địa phương nào để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn của Chương trình, không hoàn thành kế hoạch được giao, có cán bộ vi phạm liên quan đến giảm nghèo thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 76 - 82)