Sơn, tỉnh Quảng Nam.
2.3.1. Thực trạng về việc xây dựng các chương trình, kế hoạch giảm nghèo
Trong những năm qua huyện Quế Sơn luôn chú trọng đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, các chương trình, kế hoạch giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả
Căn cứ theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, tỉnh, các quy định của pháp luật thì UBND huyện Quế Sơn đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế
hoạch về giảm nghèo trên địa bàn huyện như:
Ủy ban nhân dân huyện Quế sơn đã ban hành: Chương trình số 08/CTr-HU ngày 15/7/2016 của huyện Ủy Quế Sơn về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Quế Sơn.
Nghị Quyết số 07/NQ-HU ngày 28/12/2016 của huyện Ủy Quế Sơn về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hằng năm.
Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 05/9/2016 của UBND huyện Quế Sơn về thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Quế Sơn; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hằng năm.
Nhìn chung, các chương trình, kế hoạch giảm nghèo được UBND huyện Quế Sơn quan tâm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn căn cứ vào các quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của cấp trên thực hiện việc xây dựng dự thảo tham mưu UBND huyện ban hành đảm bảo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Các chương trình, kế hoạch giảm nghèo khi xây dựng phải có lộ trình thực hiện, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phấn đấu thực hiện, sau khi ban hành đã được cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện đồng bộ, nhiều chính sách đã đi vào thực tiễn của các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số văn bản chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương (đơn vị xã, thị trấn), có sự chồng chéo, thiếu thống nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong việc xây dựng văn bản chưa thực sự hiệu quả.
2.3.2. Thực trạng triển khai thực hiện các chính sách, quy định quản lí nhà nước đối với công tác giảm nghèo
- Các văn bản chỉ đạo điều hành.
Thực hiện văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, UBND huyện Quế Sơn chỉ đạo cho Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các văn bản cụ thể: Chương trình của Quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo theo QĐ số 1489/QĐ-TTg; Quyết định 102/2009/QĐ - TTg); Chương
trình, chính sách đặc thù của tỉnh Quảng Nam (Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Quảng Nam và Quyết định 832/QĐ UBND ngày 16/03/2012 của UBND tỉnh về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND tỉnh Quảng Nam về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014 – 2015; Nghị quyết số 02 – NQ/TU ngày 27/04/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh; Nghị Quyết 13/2017/NQ-HĐND tỉnh Quảng Nam về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021. UBND huyện Quế Sơn đã triển khai kịp thời các chính sách giảm nghèo cùng với tinh thần quyết tâm cao, triển khai sâu rộng đến cả hệ thống chính trị từ huyện, xã đến thôn, tổ dân cư, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thực hiện chương trình giảm nghèo bước đầu một số bộ phần người nghèo đã chủ động phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm.
Vẫn còn một số địa phương cấp xã, thị trấn, trong việc triển khai thực hiện vẫn chưa được quyết liệt, còn lúng túng, công tác tuyên tryền nhận thức về giảm nghèo chưa được thực hiện thường xuyên, do vậy trong việc triển khai thực hiện các chính sách vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định.
- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Trong những năm qua, NHCSXH huyện đã thực hiện các chương trình tín dụng cho vay ưu đãi đối hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, thông qua tổ chức hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn tại xóm, thôn, những đối tượng nêu trên đã được hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thuận lợi, đơn giản, hộ nghèo không phải thế chấp tài sản, nguồn vốn được giải ngân kịp thời đến người nghèo. Qua đó, ngân hàng chính sách xã hội huyện Quế Sơn đã thực hiện cho vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo với số tiền là 62.824 triệu đồng, hộ cận nghèo 64.554 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo 58.405 triệu đồng, giải quyết việc làm 28.773 triệu đồng... Thông qua nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi này, đã có hàng ngàn hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn, tự tạo việc làm, bước đầu làm ăn hiệu quả, cải thiện sinh kế và nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa mạnh dạn vay vốn hoặc có vay vốn nhưng sử dụng vốn trong sản xuất chưa thật sự hiệu quả; một số hộ sử dụng nguồn vốn vay vào mục đích cá nhân, không đúng mục đích đã đăng ký ban đầu, không có khả năng trả nợ khi đến hạn, nợ quá hạn các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo vẫn còn. - Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Huyện Quế Sơn có 51.193 người trong độ tuổi
lao động, chiếm 60,38% dân số huyện. Trong những năm qua, tập trung thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Quế Sơn đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương và tỉnh để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. UBND huyện giao chỉ tiêu cho các xã và trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện để mở lớp đào tạo nghề các lớp sơ cấp nghề cho người dân, với các ngành nghề đơn giản, phù hợp để giúp người dân biết được những kỹ năng cơ bản để phục vụ lao động sản xuất như: Sơ cấp kỹ thuật xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, mây đan tre, điện dân dụng, nấu ăn, trồng và khai thác rừng. Theo đó, trong năm 2017, đã mở được 08 lớp dạy nghề với 280 người lao động tham gia; giải quyết việc làm cho 1320 lao động; tư vấn cho 127 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nhìn chung, một bộ phận lao động sau khi tham gia các lớp học nghề cơ bản có kiến thức, kỹ năng, tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật để tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình, góp phần từng bước giảm nghèo bền vững, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một phận người nghèo sau khi tham gia các lớp đào nghề, được cấp giấy chứng nhận học nghề chưa tìm được ngành nghề phù hợp do việc lựa chọn ngành nghề chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, gia đình, dẫn đến chất lượng thấp; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa đồng bộ.
Bảng 2.6. Đào tạo nghề và số lao động tham gia đào tạo nghề Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Mở lớp đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Lớp
7 7 10 5 8
Trong đó:
- Lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp Lớp 3 2 4 1 3
- Lớp đào tạo nghề nông nghiệp Lớp 4 5 6 4 5 2. Số lao động tham gia học nghề Người 240 245 320 175 280
(Nguồn: Theo số liệu từ phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Sơn)
- Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo.
Để những người nghèo, người cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, huyện Quế Sơn đã có nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia BHYT. Cụ thể: Năm 2018, huyện Quế Sơn đã hỗ trợ mua và cấp thẻ cho 4.948 thẻ BHYT cho người nghèo, 5473 thẻ BHYT cho người cận nghèo.
Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến huyện, tạo điều kiện cho người nghèo được khám chữa bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế, được tiếp cận với dịch vụ y tế công và nâng cao sức khỏe cho người nghèo được thụ hưởng chính sách. Theo đó, năm 2018 các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Quế Sơn đã thực hiện khám, chữa bệnh, cấp thuốc cho 3.205 thẻ bảo hiểm y tế, sức khỏe người nghèo được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các trạm y tế xã chưa đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh, thiếu các công trình phụ trợ như bếp ăn, phòng bệnh cho bệnh nhân, cán bộ y tế xã trình độ còn hạn chế, nên dẫn đến khó khăn trong công tác khám chữa bệnh. Công tác cấp phát thẻ BHYT vẫn còn chưa kịp thời và còn nhiều sai sót về thông tin của người thụ hưởng nên còn khó khăn, phiền hà nhiều cho người nghèo khi sử dụng thẻ.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giãm học phí, hỗ trợ chi phí học tập năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Theo đó, UBND huyện Quế Sơn luôn chú trọng công tác giáo dục, đào tạo cho đối tượng người nghèo trên địa bàn huyện, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, là căn bản để hộ nghèo thoát nghèo bền vững trong tương lai. Năm 2017, huyện Quế Sơn đã thực hiện miễn giãm học phí, chi phí học tập cho 3.337 học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cở sở và Trung học phổ thông, học sinh sinh viên các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học là con của hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua đó đã phần nào giúp cho con hộ nghèo có điều kiện học tập tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho gia đình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn huyện.
- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
Giao đoạn 2013-2017, từ nguồn quỹ huy động vì người nghèo là 3.790 triệu đồng, toàn huyện đã xây dựng và sửa chữa 215 nhà tình thương cho hộ nghèo. Thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008, Quyết định 33/2015/QĐ- TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, UBND huyện Quế Sơn đã thực hiện hỗ trợ 912 nhà ở, từ nguồn vận động của các tổ chức cá nhân hỗ trợ đã thực hiện gần 100 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, giúp cho các hộ nghèo yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay nhà ở hộ nghèo là 25 triệu đồng/hộ là quá ít, không đủ cho người dân làm nhà trong thời điểm hiện tại trong khi nguồn lực của bản thân hộ nghèo còn hạn chế.
* Để tiến hành đánh giá về việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Quế Sơn, tác giả đã tiến hành khảo sát 15 cán bộ hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn huyện, kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá về việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại huyện Quế Sơn
Chỉ tiêu Kết quả
đồng ý
Tỷ lệ (%) Các văn bản chỉ đạo điều hành, các chính sách về giảm
nghèo được triển khai sâu rộng đến tất cả người dân 13 86.67 Các chính sách về giảm nghèo được cập nhật
thường xuyên, kịp thời 14 93.33
Một số chính sách giảm nghèo thực hiện chậm do công tác điều tra, rà soát hộ nghèo không đúng kế hoạch đã đề ra
12 80
Chính sách hỗ trợ các hộ nghèo được thực hiện linh
hoạt, phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn ? 12 80 Công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm
nghèo chưa đa dạng, phong phú 10 66.67
Theo bảng 2.7, Các văn bản, chỉ đạo điều hành đều được triển khai sâu rộng, cập nhật thường xuyên, kịp thời đến từng địa bàn, thôn, tổ dân phố, đa số cán bộ làm công tác giảm nghèo đồng ý ở mức cao. Điều này cho CBCC huyện nhận thức được tầm quan trọng của giảm nghèo đối với quá trình phát triển kinh tế, một khi các chính sách này được triển khai sâu rộng, đến đúng đối tượng, đúng địa bàn thì đời sống người nghèo sẽ được cải thiện, bảo đảm kinh tế và góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách huyện. Nhận định về một số chính sách giảm nghèo thực hiện chậm do công tác điều tra, rà soát hộ nghèo không đúng kế hoạch đã đề ra được đánh giá đồng ý chiếm tỷ lệ 80%, nguyên nhân do điều tra viên thây đổi liên tục qua từng năm và lúng túng trong việc sử dụng mẫu phiếu điều tra mới, hộ nghèo không chịu hợp tác, phối hợp trong điều tra, rà soát hay việc tổ chức thực hiện chưa được cán bộ đôn đốc và hướng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã, thị trấn thực hiện không quyết liệt, việc báo cáo kết quả còn chậm và không đầy đủ. Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo chưa đa dạng và phong phú cũng là
yếu điểm trong việc triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo. Phần lớn công tác thông tin, tuyên truyền chỉ mới được thực hiện thông qua loa, đài phát thanh của xã, trị trấn hoặc nghe trực tiếp từ cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Tóm lại, huyện Quế Sơn đã triển khai thực hiện khá đa dạng các chính sách về giảm nghèo như: chính sách tín dụng, ưu đãi, chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục cho người nghèo, chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở… cho
người nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc chỉ đạo, điều hành các chính sách ở một số địa phương còn thiếu tập trung, chưa sâu sát, quyết liệt, chưa có biện pháp cụ thể hướng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn để thoát nghèo bền vững, chủ yếu chỉ mới quan tâm đến việc xem xét cho vay vốn, chưa chủ động đề ra các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương để tạo điều kiện phát triển, tạo việc làm ổn định cho hộ nghèo.
2.3.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo ở huyện Quế Sơn
Cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (gọi tắt là Ban chỉ đạo giảm nghèo) do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, lãnh đạo cơ quan tham mưu (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) làm phó ban thường trực và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan. Ban chỉ đạo giảm nghèo chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Cấp xã, thị trấn: Thành lập BCĐ giảm nghèo do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, thành viên là các tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã, thị trấn, bộ phận Lao động-Thương binh và xã hội phụ trách công tác giảm nghèo là