Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 26 - 29)

Đào tạo và phát triển nhằm giúp cho người lao động có được các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp mà mình theo đuổi, từ đó mà phát huy được năng lực của họ, giúp họ ổn định công ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế xã hội của người lao động góp phần cho sự phát triển của xã hội, có ích cho đất nước, mang lại hiệu quả cao.

Nền kinh tế xã hội hiện nay đã trải qua nhiều bước tiến lớn, thông qua các tiến bộ về công nghệ, khoa học kỹ thuật, do đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng trở lên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy mà xây dựng một kế hoạch cụ thể cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là cần thiết cho mọi tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nghệ An cũng vậy; Sở đã tổ chức công tác đào tạo và phát triển nhân lực một cách khá bài bản, nhằm chuẩn hoá đội ngũ CB, CNV về mặt trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu

- Mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực của Sở là : + Trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc; + Nâng cao được năng lực làm việc cho CB, CC; + Ổn định nâng cao đời sống của CB, CC;

+ Đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý cho CB, CC đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, thực hiện nhiệm vụ theo quá trình đôie mới và hội nhập;

+ Khuyến khích hoạt động nghiên cứu, phát minh sáng kiến khoa học áp dụng vào thực tiễn công việc của ngành.

Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng chương trình đào tạo.

* ( Nguồn: Phòng Tổng hợp-Tổ chức).

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Sở trong những năm qua được tổ chức thực hiện như sau:

Về mặt hình thức: Sở đã tiến hành thực hiện theo các hình thức đào tạo phong phú đa dạng như: đào tạo cơ bản dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

Hình thức đào tạo sẽ được lựa chọn tương ứng phù hợp với từng mục tiêu, đối tượng và yêu cầu của các nội dung chương trình đào tạo.

+ Đào tạo tại chỗ: là hình thức đào tạo theo việc, gồm: đào tạo tại các bộ phận, phòng ban nghiệp vụ; điều động, luân chuyển cán bộ giữa các bộ phận, phòng ban trong Sở. Đối tượng chính là cán bộ, chuyên viên của các phòng, ban.

Nắm nhu cầu

đào tạo chương trình ĐTXây dựng Lập kế hoạch đào tạo

Thực hiện đào tạo

Đánh giá TH đào tạo

+ Đào tạo bên ngoài: là hình thức đào tạo do Sở cử CB, CC tham dự các khoá đào tạo do cơ sở đào tạo bên ngoài tổ chức, bao gồm các loại hình đào tạo như: Bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp, nghiệp vụ quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo; trưởng, phó các phòng ban; một số CB, CC trẻ nằm trong diện quy hoạch nguồn của Sở được cử đi học các lớp đào tạo sau đại học. Ngoài ra, một số CB, CC có nguyên vọng đã được Sở tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo nâng cao nhằm chuẩn hóa đội ngũ của Sở 100% CB, CC có trình độ đại học trở lên.

Dưới đây là kết quả của công tác đào tạo CB, CC của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trong 3 năm 2008-2010:

Biểu 2.1: Kết quả công tác đào tạo năm 2008-2010

TT Chương trình đào tạo Loại hình đào tạo Số lượng (người) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Lý luận chính trị cao cấp Dài hạn 1 1 1 2 Quản lý nhà nước cao cấp Dài hạn 1 1 1

3 Cao học Dài hạn 0 1 3

4 Đại học Dài hạn 2 2 2

* ( Nguồn: Phòng Tổng hợp-Tổ chức).

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w