Quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 32 - 33)

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nghệ An xây dựng quan hệ lao động dựa trên cơ sở các quy định của Luật CB, CC và các quy định của Bộ Luật lao động về quan hệ lao động.

Các mối quan hệ của bộ máy quản lý được cụ thể hoá trong Quy chế làm việc của Sở, một số nội dung thể hiện mối quan hệ làm việc được quy định cụ thể như sau:

 Đối với cá nhân, từng người lao động

- Giám đốc Sở làm việc và điều hành theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật về toàn bộ hoạt động của ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Phó Giám đốc Sở giúp việc Giám đốc Sở, được Giám đốc phân công, uỷ quyền quản lý, chỉ đạo một số nội dung công việc của ngành. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật Nhà nước về phần việc được phân công phụ trách.

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về các mặt công tác thuộc chuyên môn nghiệp vụ của phòng, mình phụ trách; có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, chương trình, giải quyết công việc cho Giám đốc Sở, các Phó Giám đốc Sở theo kế hoạch và yêu cầu.

- Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình được phân công phụ trách và các mặt công tác chung trong phòng, trong đơn vị.

- CB, CC nào được phân công công việc nào thì chịu trách nhiệm chính về công việc đó trước Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và trước

 Đối với tập thể:

- Quan hệ giữa Giám đốc Sở với Đảng uỷ và Công đoàn là quan hệ phối hợp các mặt công tác của cơ quan và một số nhiệm vụ công tác ngành. Trong quá trình làm việc, những vấn đề có liên quan đến công tác quy hoạch, đề bạt, bố trí, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật CB, CC; Giám đốc Sở có sự thảo luận, bàn bạc và thống nhất với Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Công đoàn cơ quan.

- Quan hệ giữa các phòng chuyên môn nghiệp vụ trong nội bộ Sở là quan hệ phối hợp về trách nhiệm. Các Trưởng phòng có trách nhiệm phối hợp thường xuyên và khi có yêu cầu, tạo điều kiện và tôn trọng chức năng, nhiệm vụ của nhau để cùng hoàn thành công việc chung của Sở. Khi giải quyết nội dung công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều phòng thì các Trưởng phòng chủ động bàn bạc, phối hợp để giải quyết.

- Trình tự giải quyết công việc của Sở được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch “Một cửa”. Khi thực hiện giải quyết công việc; Bộ phận giao dịch “Một cửa”, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ phải trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu công việc của các cơ quan, đơn vị cũng như của khách đến liên hệ công tác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 32 - 33)