Kiến nghị, đề xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 46 - 50)

- Chế độ thù lao lao động thực hiện đảm bảo theo quy định của nhà nước, tiền lương và các khoản thu nhập của CB, CNV ổn định ổn định Bên

2.5.Kiến nghị, đề xuất.

Trên cơ sở nghiên cứ thực trạng công tác QTNL tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nghệ An, để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao công tác QTNL đối với Sở trong thời gian tới; em xin đề xuất một số kiến nghị:

Đối với nhà nước: cần nghiên cứu, sửa đổi thể chế quản lí công chức theo hướng cải cách. Hiện nay, các quy định về trách nhiệm của CB, CC ở nước ta nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau còn có những mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thật đầy đủ. Những quy định về tiêu chuẩn, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, kỷ luật của CB, CC còn chung chung, chưa được cụ thể hoá một cách cụ thể; đặc biệt là chưa có chế tài về trách nhiệm, kỷ luật và biện pháp kỉ luật tương ứng. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kỉ luật đối với CB, CC. Các quy định này có thể nằm trong một chương của Luật CB, CC hay Bộ quy tắc ứng xử chung dành cho CB, CC. Trên cơ sở đó, ngành, các tổ chức, các địa phương có thể căn cứ vào đó xây dựng các quy định về tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức công chức, trách nhiệm, kỷ luật liên quan đến nghề nghiệp, đặc thù của cơ quan, địa phương mình.

Đối với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nghệ An: cần tăng cường công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ lãnh đạo và quản lí làm công tác quản lí nhân sự. Tăng cường chất lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí nhân sự, đó cũng là một giải pháp để nâng cao

Qua tìm hiểu thực tế, hiện nay trong bộ phận chuyên trách còn có một số CB, CNV làm công tác quản lí nhân sự có trình độ đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ công việc mình đang nắm giữ; một số CB, CC khác làm việc đang dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, thiếu kiến thức về QTNL.... Như thế là coi nhẹ công tác tổ chức cán bộ, QTNL trong khi công tác này phải được xác định là một khoa học đặc biệt - khoa học về con người, về quản lí nguồn nhân lực, vì thế mà những cán bộ tổ chức phải là những người được đào tạo bài bản về chuyên môn.

KẾT LUẬN

Chúng ta đang ở vào thời kỳ phát triển rất quan trọng - đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó Đảng ta đã xác định “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Tuy nhiên, để yếu tố con người thực sự trở thành động lực tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nguồn nhân lực phải được giáo dục, tổ chức hợp lý, có chính sách phát triển đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ thoả đáng.

Sự phát triển của đất nước cũng như sự thành công của từng tổ chức không thể thiếu được yếu tố con người. Vì vậy, công tác quản lý nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nhận thức được điều đó nên thời gian qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An đã chú trọng và quan tâm đến công tác QTNL, nhằm phát huy tốt năng lực sáng tạo của đội ngũ CB, CNV. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cùng với quá trình hình thành và phát triển, công tác quản trị nhân sự tại Sở cũng đã đạt được một số thành tích quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định, có ảnh hưởng đến sự phát triển của Sở trong tương lai.

Qua một thời gian thực tập tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An bằng việc vận dụng những kiến thức lý luận đã được tiếp thu từ nhà trường kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao công tác QTNL tại Sở Lao

tài liệu quý giá và sẽ được lãnh đạo và các nhà quản trị nhân sự của Sở quan tâm, ứng dụng vào thực tiễn về công tác QTNL trong thời gian tới.

Lần đầu tiên đi từ lý luận vào thực tế, một mặt còn có những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm; mặt khác do giới hạn về mặt thời gian và thời lượng của chuyên đề nên trong quá trình trình bày bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy, cô giáo bộ môn quản trị kinh doanh và tập thể giáo viên Khoa Kinh tế- Trường Đại học Vinh để chuyên đề này được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Trần Thị Lê Na, giáo viên Khoa Kinh tế-Trường Đại học Vinh, cùng tập thể lãnh đạo và CB, CNV Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về tài liệu, tư liệu và góp ý chỉ bảo để chuyên đề này được hoàn thành đúng thời hạn./.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 46 - 50)