Xác lập chế độ thưởng, kết hợp với chế độ xử phạt một cách hợp lý nhằm tạo động lực trong lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 44 - 46)

- Chế độ thù lao lao động thực hiện đảm bảo theo quy định của nhà nước, tiền lương và các khoản thu nhập của CB, CNV ổn định ổn định Bên

2.3.5.Xác lập chế độ thưởng, kết hợp với chế độ xử phạt một cách hợp lý nhằm tạo động lực trong lao động.

hợp lý nhằm tạo động lực trong lao động.

- Chế độ thưởng là một trong những biện pháp tạo động lực cơ bản cho người lao động và sử dụng người lao động có hiệu quả trong mỗi tổ chức. Tiền thưởng là một khoản bổ sung cho tiền lương, nếu thưởng thích đáng sẽ thúc đẩy cán bộ công nhân viên luôn cố gắng hết mình để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Nó cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động trong tổ chức

Trong thời gian qua, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nghệ An mới chỉ thực hiện chế độ trả thưởng đối với cá nhân và tập thể cán bộ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xuất sắc hàng năm, chứ chưa có phần thưởng xứng đáng với các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu hay những phát minh, sáng kiến áp dụng các hoạt động quản lý, phục vụ hoạt động chuyên môn của ngành LĐ-TB&XH vào thực tiễn. Do đó, đối với các hoạt động này cần có chế độ thưởng một cách kịp thời để kích thích tinh thần sáng tạo trong công việc và việc nghiên cứu khoa học trong cơ quan.

- Đối với phạt, Sở cần phải thực hiện nghiêm minh đối với CB, CNV không làm tròn trách nhiệm của mình hoặc vi phạm kỷ luật lao động thì phải chịu các hình phạt theo quy định. Quy kết trách nhiệm cá nhân đối với các

các tài sản khác của cơ quan. Việc áp dụng chế độ phạt sẽ giúp cho CB, CNV có ý thức kỷ luật cao hơn trong khi làm việc.

Sở cần phải áp dụng và kết hợp hài hoà ba phương pháp giáo dục lao động tác động đến người lao động như sau:

Phương pháp hành chính:

Phương pháp này dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của tổ chức, là cách tác động trực tiếp của lãnh đạo tổ chức lên tập thể người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời và thích đáng. Nó xác lập trật tự kỉ cương nơi làm việc trong tổ chức.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nghệ An là một cơ quan hành chính nhà nước nên khi áp dụng phương pháp hành chính trong quản lý cần phải chú ý không được làm mất đi tính tự giác, tính sáng tạo và chủ động của mỗi CB, CNV khi thực hiện công việc của mình.

Phương pháp kinh tế:

Phương pháp này tác động vào đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế, chính là tạo động lực thúc đẩy cao người hăng say lao động. Động lực mang lại hiệu quả cao nhất khi biết nhận thức đầy đủ và kết hợp các lợi ích khách quan trong tổ chức.

Sử dụng phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất của người quản lý đối với CB, CNV nhằm kích thích các lợi ích kinh tế tác động nhạy bén, linh hoạt vào khả năng sáng tạo và sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên. Bởi vì, tất cả mọi người làm việc đều có động cơ, vì mục đích đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Phương pháp giáo dục:

Phương pháp này tác động vào tình cảm, nhận thức của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ. Đây là phương pháp vận

dụng các quy luật tâm lý để tác động lên người lao động. Phương pháp này dùng hình thức thuyết phục, khuyên nhủ, định hướng..

Để quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả ta nên áp dụng cả ba phương pháp trên để kích thích người lao động làm việc có hiệu quả hơn và góp phần đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra .

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại sở lao động thương binh và xã hội nghệ an (Trang 44 - 46)