Tích hợp quan hệ côngchúng trong xúc tiến hỗn hợp Phối hợp PR với quảng cáo

Một phần của tài liệu Bài giảng Truyền thông Marketing: Phần 2 (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG 5: QUAN HỆ CÔNGCHÚNG

5.1.3. Tích hợp quan hệ côngchúng trong xúc tiến hỗn hợp Phối hợp PR với quảng cáo

Phối hợp PR với quảng cáo

Từ trước đến nay quảng cáo và PR luôn bị hiểu nhầm là một bời một phần là hai chương trình quảng cáo và PR hay được kết hợp với nhau ữong chiến dịch truyền thông IMC. Trước hết, đây là hai chương trình truyền thông trong cùng một chiến dịch IMC, vì vậy chúng buộc phải được thiết kế để phù họp với mục tiêu truyền thông chung và vì thế chúng cần được tính toán để sự kết hợp là hiệu quả nhất. Tùy theo mục tiêu truyền thông và từng chương trình truyền thông cụ thể mà công cụ hoạt động truyền thông nào sẽ là công cụ chủ đạo và đòi hỏi những công cụ còn lại hỗ trợ. Ví dụ, trong chiến dịch truyền thông tích hợp cho sản phẩm Tôn Hoá Sen tố chức sự kiện mời Nick Vujicic đến giao lưu tại Việt Nam nhằm truyền thông cho thương hiệu Tôn Hoa Sen. Tuy nhiên, trong chiến dịch này thì hoạt động PR là

chủ đạo đó là hoạt động cộng đồng và hoạt động tổ chức sự kiện của doanh nghiệp, tuy nhiên bên cạnh đó sự hỗ trợ của hoạt động quảng cáo cũng góp phần làm cho sự kiện lan rộng và vang xa đạt được mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp. Hay các chương trình PR “Gấu đồ gắn kết yêu thương” của doanh nghiệp Asia Food mặc dù trọng tâm là chương trình PR hướng đến cộng đông nhưng được thực hiện bởi các chương trình quảng cáo trên truyền hình, trên radio, trên báo,... rầm rộ góp phần tạo sự thành công của chương trình IMC

Phối hợp PR với bán hàng cá nhân

Hai hoạt động PR và bán hàng cá nhân thường xuyên được kết hợp với nhau thông qua các hoạt động như bán hàng tại hội chợ, bán hàng tại các sự kiện, bán hàng quyên góp ủng hộ,... Ví dụ trong hội thảo về dinh dưỡng cho bé với nội duns là hướn? dân các bà mẹ cách thức nâu một bữa ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho bé yêu. Tuy nhiên, bên lề hội thảo doanh nghiệp cũng tổ chức các quầy hàng và tiến hành hoạt động bán hàng. Sự kết họp này thường mang lại cho doanh nghiệp cho tổ chức cả danh tiếng và doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu kết họp không khéo nó có thể làm mất tính khách quan của hoạt động PR.

Phối hợp PR với với xúc tiến bán

Hàng ngày chúng ta thường hay nhận được các giấy mời đến tham dự hoạt động nào đó với lời mời khi tham dự chúng ta sẽ nhận được phiếu giảm giá, phiếu mua hàng,...cho một sản phẩm nào đó thì đó chính là sự kểt hợp giữa hoạt động PR với hoạt động xúc tiến bán. Ví dụ như đến hội chợ dùng thử sản phẩm bạn sẽ được tham gia quay số trúng thưởng chẳng hạn, hay đôi khi bạn tham gia các trò chơi trên truyền hình hoặc đâu đó và nhận được phần thưởng là phiếu mua hàng sản phẩm... Sir kết hợp này làm tăng sự hấp dẫn của các chương trình PR, đồng thời vẫn mang lại hiệu quả cho hoạt động xúc tiến bán. Chính vì thế mà sự kết hợp này đang ngày càng đượe các doanh nghiệp thực hiện với ngày càng nhiều hình thức hấp dẫn.

Phối hợp PR với marketing trực tiếp

Một trong những sự kết hợp rõ ràng nhất của PR và marketing trực tiếp đó là chương trình CRM (quản trị quan hệ khách hàng). Dựa trên hoạt động quản trị quan hệ khách hàng, hoạt động PR hướng tới khách hàng tạo dựng mối quan hệ thân thiết

với khách hàng biến khách hàng thành fan của doanh nghiệp thì đồng thời nó cũng mang đến cơ sở dữ liệu phong phú đầy đủ tạo điều kiên cho hoạt động marketing trực tiếp. Băng sự kết hợp giữa marketing trực tiếp với hoạt động PR rõ ràng hoạt đọng PR tạo tiền đề thúc đẩy hoạt dộng mua lặp lại và cả việc thu hút khách hàng đến đến với hoạt động marketing trực tiếp. Ví dụ, tham gia đấu giá sản phẩm trên website quyên góp tiền đấu giá ủng hộ cho đồng bào bão lụt chẳng hạn

Phối hợp PR với các công cụ tƣơng tác

Ngày nay với sự phát triển bùng nổ của internet và điện thoại Smartphone đã mở đường cho kỷ nguyên marketing mới - marketing tương tác và nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động truyền thông truyền thống trong đó có cả hoạt động PR. Sự phối họp giữa PR với công cụ tương tác thì vô cùng nhiều. Ví dụ, các hoạt động PR được đăng tải trên website của doanh nghiệp hay trên các trang fanpage, các sự kiện online, các hoạt động B2B tìm kiếm xây dựng quan hệ với đối tác, tương tác với khách hàng và tạo dựng quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội,... Có thể nói, hoạt động PR bùng nổ và thuận tiện hơn rất nhiều thông qua các công cụ tương tác. Người quản trị truyền thông làm PR có thể theo dõi chặt chẽ hơn hiểu rõ hơn công chúng của mình và tương tác với họ nhiều hơn. Đồng thời, khách hàng và các nhóm công chúng cũng hiểu về doanh nghiệp nhiều hơn và tham gia vào các hoạt động cùa doanh nghiệp nhiều hơn từ đó phát triển mạnh mối quan hệ tạo dựng niềm tin, sự yêu mến và kịp thời phát hiện những vấn đề, những cơ hội, những thách thức và có phương án phản ứng phù hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Truyền thông Marketing: Phần 2 (Trang 29 - 31)