- Một vài loại hồ sơ, sổ sách còn bôi xóa
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 3:
* Điểm mạnh và yếu nổi bật:
- Điểm mạnh:
+ BGH được tập thể sư phạm nhà trường tín nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn và được học sinh, PHHS, nhân dân kính trọng; có đủ năng lực, sáng tạo trong mọi công việc.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường nhiệt tình trong mọi lĩnh vực hoạt động.
- Điểm yếu:
+ Còn có học sinh xếp loại học lực và hạnh kiểm yếu trong học kì I NH 2009-2010. * Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 18/18.
* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 6/6.
Tiêu chuẩn 4 :Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.
Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền.
a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định.
b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định.
c)Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.
1. Mô tả hiện trạng:
- Hằng năm nhà trường thực hiện kế hoạch về thời gian năm học theo quy định của Sở GD&ĐT Trà Vinh [H4.4.01.01].
- Mỗi học kì nhà trường có sơ kết việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Sở GD&ĐT Trà Vinh [H4.4.01.02].
- Hằng năm nhà trường có xây dựng kế hoạch về giảng dạy và học tập của nhà trường cho từng môn học theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Trà Vinh [H4.4.01.03].
- Mỗi giáo viên đều có lịch báo giảng [H4.4.01.04]. - Mỗi lớp học đều có sổ đầu bài [H4.4.01.05].
- Hàng tháng có rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian, kế hoạch giảng dạy và học tập để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập [H4.4.01.06].
2. Điểm mạnh :
- Hội đồng sư phạm nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch thời gian năm học theo đúng quy định của cấp trên ngay từ đầu năm học.
- Các bộ phận chuyên môn có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Nề nếp sinh hoạt chuyên môn đã đi vào chiều sâu và ổn định.
- Kế hoạch hoạt động của các bộ phận được BGH ký duyệt hàng tháng. 3. Điểm yếu :
Kế hoạch hoạt động của các bộ phận đôi lúc còn rập khuôn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :
- Thực hiện tốt việc lưu trữ các biên bản kiểm tra sổ đầu bài, các biện pháp điều chỉnh, bổ sung sau khi rà soát.
- Hàng tháng Ban giám hiệu kết hợp với Ban thanh kiểm tra và các bộ phận chuyên trách của nhà trường rà soát đánh giá, kiểm tra chéo các bộ phận việc thực hiện kế hoạch của cá nhân và các bộ phận.
5.Tự đánh giá:
5.1.Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt x Đạt x Đạt x
Không đạt Không đạt Không đạt
5.2.Tự đánh giá tiêu chí
Không đạt:
Nhóm viết báo cáo:Cao Thị Nhi, Trần Văn Dứt, Trương Thị Hồng Phương
Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên giỏi các cấp.
a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/ giáo viên: tổ trưởng, tổ phó, đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/ giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.
b) Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
c) Định kì, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên giỏi các cấp.
1. Mô tả hiện trạng:
- BGH nhà trường, các tổ trưởng, tổ phó đều có kế hoạch dự giờ giáo viên hàng tuần [H4.4.02.01].
- Nhà trường có kế hoạch tổ chức hội giảng, thao giảng hàng tháng [H4.4.02.02].
- Hàng năm nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi bằng hình thức: Chọn giáo viên có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ các giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, trong các buổi họp tổ chuyên môn luôn chú trọng đến việc thảo luận phương pháp giảng dạy, tổ chức dạy thử để thảo luận và đóng góp ý kiến [H4.4.02.03].
- Trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi vòng trường, tuyển chọn tạo nguồn thi giáo viên dạy giỏi vòng huyện [H4.4.02.04]..
- Hằng năm nhà trường có bảng tổng hợp về danh sách và kết quả giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp [H4.4.02.05].
- Nhà trường có bảng tổng hợp kết quả nhận xét, đánh giá giáo viên hằng năm[H4.4.02.06].
- Định kì nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên giỏi các cấp[H4.4.02.07].
2. Điểm mạnh :
- Nhà trường và tổ chuyên môn đã tổ chức cho giáo viên dự đủ số giờ theo quy chế chuyên môn.
- Sau khi dự giờ đều có đánh giá, nhận xét và xếp loại giờ dạy.
- Nhà trường, các tổ chuyên môn có kế hoạch rõ ràng cụ thể và chỉ đạo sát sao kế hoạch thao giảng.
3. Điểm yếu :
-Bảng tổng hợp kết quả dự giờ, hội giảng, thao giảng của lãnh đạo, tổ trưởng, tổ phó và giáo viên theo các quy định của chỉ số này chưa có chữ ký Chủ tịch Công đoàn và Thanh tra nhân dân.
-Một vài giáo viên chưa nắm bắt được chương trình soạn giáo điện tử nên chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào giảng dạy
-Nhà trường chưa tổ chức được các buổi hội giảng cho các môn như anh văn, toán, lý, hoá, công nghệ, sinh...
-Tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp còn thấp (dưới 30%) 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :
-Bảng tổng hợp kết quả dự giờ, hội giảng, thao giảng của lãnh đạo, tổ trưởng, tổ phó và giáo viên theo các quy định của chỉ số này cần có chữ kí của Chủ tịch Công đoàn và Thanh tra nhân dân.
-Mỗi CBGV cần thực hiện tốt việc bảo quản sổ dự giờ.
-Giáo viên phải ứng dụng được công nghệ thông tin vào giảng dạy.
-Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức các tiết hội giảng đều ở các môn học.
5.Tự đánh giá:
5.1.Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt Đạt Đạt x
Không đạt x Không đạt x Không đạt
5.2.Tự đánh giá tiêu chí
Đạt :
Không đạt: x
Nhóm viết báo cáo: Trần Tấn Tài, Võ Văn Đệ
Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch nhà trường.
a) Giáo viên thực hiện đầy đủ có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học.
b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
c) Mỗi học kì, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.
1. Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường có 1 phòng thiết bị, được trang bị khá đầy đủ các ĐDDH của từng môn học, của từng khối lớp. [H4.4.03.01].
- Hàng tuần GVBM đăng kí kế hoạch sử dụng ĐDDH hiện có trong phòng thiết bị. Nhìn chung giáo viên sử dụng khá tốt ĐDDH [H4.4.03.02].
- Phòng thiết bị có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định [H4.4.03.03].
- Nhà trường có biên bản kiểm tra về thực hiện việc sử dụng thiết bị hiện có [H4.4.03.04].
- Hằng năm nhà trường có tiến hành về việc nghiệm thu và đánh giá chất lượng sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên. Nhìn chung CBGV, nhân viên thực hiện khá tốt việc viết chuyên đề và sáng kiến, kinh nghiệm. Các chuyên đề và sáng kiến, kinh nghiệm hàng năm có tính khả thi cao [H4.4.03.05].
2. Điểm mạnh :
- Được sự quan tâm của PGD-ĐT Duyên Hải và sự lãnh chỉ đạo của BGH trường. - BGH trường rất quan tâm đến việc giảng dạy giáo dục theo phương pháp mới và việc kiểm tra việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Mỗi học kì nhà trường đều có kiểm tra, đánh giá việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
- Mẫu mã các thiết bị đẹp đảm bảo tính mĩ quan và tính sư phạm.
- Giáo viên được giảng dạy đúng với phân môn đào tạo nên có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học thành thạo.
- 100% giáo viên đã tham gia tự làm đồ dùng dạy học làm cho đồ dùng dạy học trong phòng thiết bị được phong phú và sát thực với bài dạy hơn.
- Chưa có giáo viên chuyên trách phụ trách thiết bị
- Số lượng đồ dùng dạy học chưa đáp ứng số lượng học sinh. - Chất lượng một số đồ dùng dạy học chưa đạt yêu cầu bài dạy. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tăng cường về việc rà soát tiến độ viết sáng kiến, kinh nghiệm của các giáo viên ở các tổ chuyên môn bằng biên bản .
Tăng cường đào tạo giáo viên chuyên trách để phụ trách thiết bị. Mở các lớp đào tạo về chuyên ngành về sử dụng thiết bị.
Tăng cường cung cấp các thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ thiết thực cho bài dạy.
5.Tự đánh giá:
5.1.Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt x Đạt x Đạt x
Không đạt Không đạt Không đạt
5.2.Tự đánh giá tiêu chí
Đạt : x Không đạt:
Nhóm viết báo cáo: Nguyễn Thái Linh, Trần Thị Thuỳ Trang
Tiêu chí 4. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1. Mô tả hiện trạng:
- Hàng năm nhà trường có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định [H4.4.04.01].
- Nhà trường phân giáo viên giảng dạy HĐGDNGLL 02 tiết / tháng. Giáo án HĐGDNGLL được BGH ký duyệt hàng tháng [H4.4.04.02].
- Mỗi học kỳ và cuối năm học nhà trường có sơ kết và cải tiến HĐGDNGLL [H4.4.04.03].