b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh;
c) Hàng tháng, rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh.
1. Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường đã thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm học theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/10/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo[H2.2.09.01].
- Sau khi đánh giá xếp loại học sinh, nhà trường đã công bố kết quả đánh giá xếp loại học sinh của học sinh tới từng học sinh, từng phụ huynh học sinh trong các buổi sinh hoạt lớp và các buổi họp phụ huynh học sinh[H2.2.09.02].
- Trong từng năm học trường đều có rà soát kiểm tra đánh giá lại việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh[H2.2.09.03].
2. Điểm mạnh:
- Đại bộ phận học sinh ngoan thực hiện tốt các quy định trong điều lệ trường phổ thông, ý thức tự quản tốt, có ý chí vươn lên trong học tập, biết giữ gìn bảo vệ của công, làm đẹp trường lớp, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, an toàn giao thông.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và nếp sống văn hoá, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội.
- Việc đánh giá kết quả hạnh kiểm của học sinh trong 5 năm qua thực hiện đúng quy chế, không có trường hợp nào thắc mắc vì thiếu công bằng.
- Công tác rà soát đánh giá hạnh kiểm của học sinh dân chủ công khai, từ đó học sinh thấy được cần phát huy nỗ lực phấn đấu trong quá trình rèn luyện.
3. Điểm yếu:
- Còn có một bộ phận nhỏ học sinh ý chí vươn lên trong học tập chưa cao.
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có kinh nghiệm, chưa phát huy hết vai trò của cán bộ lớp trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Làm cho mọi người thấy được việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt giáo dục rất quan trọng của nhà trường, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục công dân, các chương trình hoạt động giáo dục như: sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, chào cờ, sơ kết tuần, sinh hoạt đội...Đặc biệt là chương trình và tài liệu "Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp".
- Coi trọng khâu rèn luyện kỷ cương nề nếp, lao động, trật tự kỷ luật, tinh thần vượt khó, tính trung thực.
- Tổ chức ký cam kết thực hiện các nội dung: phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội, an toàn giao thông....
- Làm tốt việc xếp loại đạo đức học sinh từng tháng, từng giai đoạn, từng kỳ duyệt với hiệu trưởng.
- Kiện toàn ban chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường học. Xây dựng kế hoạch, xác định nội dung hình thức giáo dục, triển khai và tổ chức thực hiện. Tổng kết đúc rút kinh nghiệm, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
- Làm tốt việc bình xét xếp loại học sinh hàng tháng học kỳ và cả năm, biểu dương người tốt việc tốt.
5.Tự đánh giá:
5.1.Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt x Đạt x Đạt x
Không đạt Không đạt Không đạt
5.2.Tự đánh giá tiêu chí
Đạt : x Không đạt:
Nhóm viết báo cáo: Trần Văn Dứt, Lê Hoài Phương
Tiêu chí 10: Nhà trường đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định; b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh;
c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt động xếp loại học lực của học sinh. 1. Mô tả hiện trạng:
- Nhà trường đã đánh giá xếp loại học lực của học sinh theo đúng quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo theo quyết định số:40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/10/2006 [H2.2.10.01].
- Nhà trường công khai kết quả đánh giá xếp loại học lực của học sinh trước toàn thể hội đồng sư phạm, học sinh và phụ huynh học sinh [H2.2.10.02].
- Mỗi học kỳ nhà trường rà soát kỹ và đánh giá xếp loại học lực cho học sinh. Trước khi chuẩn bị cho việc xếp loại học lực của mỗi học kỳ, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xem kỹ công văn về chế độ cho điểm, hệ số các loại điểm kiểm tra, hệ số các môn học và yêu cầu giáo viên nắm chắc cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực từ đó các giáo viên tiến hành việc đánh giá xếp loại học lực của học sinh. Riêng GVCN triển khai công văn về chế độ cho điểm, hệ số các loại điểm kiểm tra, hệ số các môn học, cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực cho học sinh lớp chủ nhiệm [H2.2.10.03].
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường đề cao chất lượng giáo dục là hàng đầu.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, có ý chí phấn đấu phục vụ cho ngành giáo dục, giáo viên giàu kinh nghiệm kết hợp với giáo viên trẻ năng nổ nhiệt tình tạo nên một đội ngũ giáo viên đồng đều và năng lực chuyên môn cao.
3. Điểm yếu:
- Vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh ý thức học tập chưa cao, do đó vẫn còn học sinh xếp loại học lực yếu và kém.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Đầu năm học rà soát, bố trí giáo viên giảng dạy cho phù hợp ở từng khối lớp
5.Tự đánh giá:
5.1.Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt x Đạt x Đạt x
Không đạt Không đạt Không đạt
5.2.Tự đánh giá tiêu chí
Đạt : x Không đạt:
Nhóm viết báo cáo: Lê Hoài Phương, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Trần Văn Bình
Tiêu chí 11: Nhà trường có kế hoạch và triển khai hiệu quả công tác bồi dưỡng, chuẩn