3. CÁC NHÓM TỈ SỐ TÀI CHÍNH:
ROE= THU NHẬP THUẦN SAU THUẾ/VỐN CỔ PHẦN 33,6% 5,6%
Vậy ROE lần lượt trong các trường hợp bình thường và xấu là 33,6% và (5,6)% Qua số liệu trên bảng 6.4 ta nhận thấy, nếu điều kiện bình thường xảy ra, ROE của doanh nghiệp A là 21%, trong khi ROE của doanh nghiệp B lên đến 33,6% mặc dù thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) của hai doanh nghiệp bằng nhau. Sự khác biệt này là do doanh nghiệp B có sử dụng vốn vay. Lãi suất kỳ vọng của của vốn cổ phần tăng lên vì các nguyên do sau:
Tiền lãi phải trả cho các chủ nợ làm thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống và thu nhập của cổ đông tăng lên.
Nếu tỉ suất sinh lợi của tài sản (EBIT/ Tổng tài sản) lớn hơn lãi suất đi vay, phần chênh lệch này sẽ là phần thưởng giành cho các cổ đông. Vì vậy lãi suất kỳ vọng vốn cổ phần (ROE) của doanh nghiệp B cao hơn so với doanh nghiệp A.
Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng có tác động ngược lại. Nếu trường hợp xấu xảy ra (doanh thu thấp hơn còn chi phí cao hơn trường hợp bình thường), suất sinh lợi trên vốn cổ phần giảm rất nhanh nhưng ROE của doanh nghiệp A (không vay) vẫn còn dương (ROE =1,4%), trong khi ROE của doanh nghiệp B (có vay) đã trở thành âm (ROE= - 5,6%), điều này xảy ra bởi vì doanh nghiệp B phải thanh toán lãi vay 12$. Trong trường hợp suy thoái kinh tế, doanh nghiệp B phải gặp rất nhiều khó khăn như tạo ra thu nhập không đủ trả lãi, cạn kiệt tiền mặt, khó phát hành cổ phiếu, lãi suất đi vay tăng lên. Tất cả các những vấn đề này có thể đưa B dẫn đến tình trạng phá sản. Về phần doanh nghiệp A tuy cũng khó khăn nhưng không phải thanh toán lãi vay nên vẫn đủ khả năng vượt qua giai đoạn này.
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy đòn bẩy tài chính đem đến cho các doanh nghiệp sử dụng nợ với tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn cơ hội để khuyếch đại ROE khi điều kiện thuận lợi xảy ra nhưng nó cũng mang lại cho doanh nghiệp này nhiều rủi ro trong điều kiện xấu. Vì vậy, việc chọn lựa chọn một tỉ lệ nợ cho phù hợp với doanh nghiệp trong từng điều kiện cụ thể là điều rất quan trọng và sẽ được bàn luận kỹ trong phần cấu trúc vốn. Trong phần này, chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ phân tích tỉ trọng nợ so với các nguồn tài trợ khác, khả năng thanh toán lãi, khả năng thanh toán các khoản định phí.