EVFTA có cam kết về các biện pháp phi thuế quan đối với các sản phẩm rau quả không?

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 28 - 29)

đối với các sản phẩm rau quả không?

Các biện pháp phi thuế quan là tất cả các biện pháp không phải thuế quan mà có tác dụng hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá vào một nước. Các biện pháp phi thuế quan thường được áp dụng phổ biến bởi các nước nhập khẩu là: các biện pháp vệ sinh an toàn thực thẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp phòng vệ thương mại (TR – bao gồm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ), các biện pháp hạn chế định lượng xuất nhập khẩu (như cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu…)….

Theo quy định của WTO, các nước nhập khẩu chỉ được sử dụng thuế quan như là biện pháp bảo hộ hợp pháp duy nhất. Việc áp dụng các biện pháp phi thuế khác phải có lÝ do hợp lÝ (như các biện pháp SPS, TBT để bảo vệ người tiêu dùng, môi trường…) và tuân thủ các quy định cụ thể của WTO. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nước vẫn sử dụng các biện pháp này như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt cho các ngành yếu thế và nhạy cảm. EU là một trong số các thành viên WTO sử dụng rất phổ biến các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa, đặc biệt đối với các hàng hóa nông nghiệp như rau quả. Bên cạnh WTO, các FTA kÝ kết riêng giữa các thành viên WTO với nhau cũng đề cập đến các biện pháp phi thuế quan. Các FTA thường tiếp nối các nguyên tắc cơ bản của WTO về các biện pháp này, tái khẳng định các cam kết của các bên trong WTO trong việc hạn chế sử dụng các biện pháp gây cản trở thương mại này. Tuy nhiên, các FTA cũng bổ sung thêm một số cam kết nhằm hạn chế hơn nữa các nước trong việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan. Cụ thể, các FTA thường yêu cầu cao hơn về việc minh bạch hóa thông tin, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng công bằng bình đẳng, có cơ chế hợp tác, giải quyết tranh chấp nhanh chóng thuận tiện hơn….

Là một FTA thế hệ mới, EVFTA không chỉ có các cam kết về biện pháp phi thuế quan tương tự các FTA trước đây mà còn có thêm một số cam kết riêng đáng chú Ý. Hầu hết các cam kết này được áp dụng chung, cho tất cả các loại hàng hóa, bao gồm các sản phẩm rau quả. Các cam kết có liên quan nhiều nhất đến sản phẩm rau quả là: các cam kết SPS, TBT, phòng vệ thương mại, hải quan và thuận lợi hóa thương mại.

Biện pháp vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm (gọi tắt là SPS) là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.

Ví dụ về các biện pháp SPS:

Các quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả Quy định về khử khuẩn, khử trùng đối với rau quả tươi

Quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất rau quả sấy khô, đóng hộp…

WTO có một Hiệp định riêng về SPS với các nguyên tắc liên quan tới quy trình và cách thức áp dụng các biện pháp SPS.

Chương SPS của EVFTA bên cạnh việc nhấn mạnh trách nhiệm bảo đảm tuân thủ các nghĩa vụ về SPS theo WTO còn bổ sung thêm một số cam kết mới, trong đó đặc biệt là việc thống nhất áp dụng các biện pháp SPS đối với hàng nhập khẩu từ Bên kia với hàng nội địa, và thống nhất về cơ quan có thẩm quyền quản lÝ SPS của Việt Nam và EU. Các quy định này áp dụng chung đối với tất cả các sản phẩm liên quan, trong đó có rau quả.

Thống nhất các biện pháp SPS đối với hàng nhập khẩu

Theo nguyên tắc của WTO và được nhắc lại trong EVFTA, các biện pháp SPS đối với hàng nhập khẩu có thể có các yêu cầu riêng về thủ tục và điều kiện không giống với biện pháp SPS áp dụng với hàng nội địa.

Trong EVFTA, liên quan tới các biện pháp SPS với hàng nhập khẩu, có một số cam kết đáng chú Ý:

Biện pháp SPS phải được áp dụng thống nhất đối với toàn bộ lãnh thổ của Bên xuất khẩu (ngoại trừ hàng hóa từ các vùng có nguy cơ) Đối với Việt Nam, nghĩa vụ này được hiểu là thủ tục kiểm soát về SPS của Việt Nam đối với hàng EU nhập khẩu phải được áp dụng thống nhất, dù hàng hóa đó là đến từ lãnh thổ của nước thành viên nào trong EU (trừ khi liên quan tới khu vực dịch bệnh).

Biện pháp SPS phải có căn cứ khoa học, phù hợp với rủi ro có liên quan, ít hạn chế thương mại nhất có thể; được áp dụng công bằng, không phân

Cam kết

Hiện trạng

Cơ hội - Thách thức

09

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 28 - 29)