phải liên tục cập nhật. Biện pháp trừng phạt nếu bị phát hiện vi phạm lại rất nghiêm khắc, không chỉ khiến doanh nghiệp vi phạm thiệt hại mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp khác có sản phẩm tương tự. Do đó, việc tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định nhập khẩu liên quan, thường xuyên cập nhật thông tin về các yêu cầu này và kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả phải đặc biệt chú trọng. Ngoài ra, do các nhà nhập khẩu EU thường xuyên có các yêu cầu bổ sung, doanh nghiệp xuất khẩu cần trao đổi cụ thể với nhà nhập khẩu để tìm hiểu các yêu cầu của họ để cân nhắc, tính toán khả năng đáp ứng cũng như chi phí phát sinh, đồng thời lên kế hoạch thực hiện (đặc biệt nếu việc đáp ứng đòi hỏi phải điều chỉnh quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm liên quan). Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể chủ động tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng tiềm năng, để có thể chủ động điều chỉnh, qua đó tìm kiếm cơ hội mới.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Phân tích cho thấy thị trường rau quả EU rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp rau quả Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường cũng tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, do đó để tiếp cận và phát triển bền vững ở thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, đặc biệt là các nhà xuất khẩu mới, cần có chiến lược cạnh tranh hiệu quả cho sản phẩm của mình. Dưới đây là một số giải pháp gợi Ý để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm rau quả của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU:
Nghiên cứu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng: EU bao gồm 27 nước thành viên, người tiêu dùng mỗi nước thành viên có thể có những nhu cầu và thị hiếu khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần tìm hiểu kỹ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng từng thị trường thành viên EU. Đặc biệt, cần chú Ý các thị trường ngách mà ở đó đối thủ cạnh tranh chưa nhiều, doanh nghiệp có thể thâm nhập dễ dàng hơn. Chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm: Đây là vấn đề các doanh nghiệp rau quả Việt Nam thường ít chú trọng. Với EVFTA, Việt Nam có 20 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lÝ đương nhiên mà không cần làm các thủ tục xin bảo hộ chỉ dẫn địa lÝ theo quy định của EU. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội hiếm có này để quảng bá thương hiệu các sản phẩm liên quan với người tiêu dùng EU, qua đó nâng cao giá trị và hiệu quả cạnh tranh của các sản phẩm này;
Áp dụng các quy trình sản xuất rau quả sạch và an toàn:Mặc dù không phải là một quy định nhập khẩu bắt buộc, nhưng tiêu chuẩn GlobalGap đã gần như là một tiêu chuẩn chung cho rau quả nhập khẩu vào EU mà hầu như người mua EU nào cũng sẽ yêu cầu. Vì vậy, để có thể xuất khẩu rau quả sang khu vực thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGap cho các vùng trồng để đạt được chứng nhận này. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu EU có thể yêu cầu bổ sung các loại chứng nhận khác mà nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam cần tìm hiểu để đáp ứng đầy đủ.
Đầu tư vào công nghệ sản xuất, chế biến rau quả:Các sản phẩm rau quả chế biến được đánh giá là có cơ hội lớn nhất từ EVFTA do EU có nhu cầu lớn, thuế quan EU hiện đang áp dụng tương đối cao và EVFTA sẽ giúp xóa bỏ các loại thuế này cho Việt Nam. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam còn hạn chế, chủng loại sản phẩm và mẫu mã còn nghèo nàn. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến cần tăng cường đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam có thể tiếp cận thị trường EU tận dụng EVFTA.
Cam kết
Hiện trạng
35