rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) ảnh hưởng đến các sản phẩm rau quả?
Trong thương mại quốc tế, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (technical barriers to trade, gọi tắt là TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Mỗi nước đều có hệ thống các TBT của mình, được ban hành nhằm nhiều mục đích quản lÝ khác nhau (ví dụ bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người sử dụng, thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường…). Từ các yêu cầu như cách thức ghi nhãn sản phẩm, các quy chuẩn tối thiểu/tối đa về chất lượng sản phẩm…đều là các TBT. Theo quy định của WTO, các biện pháp TBT phải được áp dụng như nhau với hàng hóa, không phụ thuộc vào nguồn gốc (hàng nhập khẩu hay hàng sản xuất nội địa).
Trong thương mại quốc tế, các TBT khắt khe của nước nhập khẩu có thể khiến hàng nước ngoài không thể nhập khẩu, vì thế đôi khi bị lạm dụng để bảo hộ hàng hóa nội địa trước hàng hóa nhập khẩu. WTO có một Hiệp định riêng về TBT, với các quy định nhằm bảo đảm các nước duy trì hệ thống TBT minh bạch, hợp lÝ và không tạo ra rào cản trá hình.
Đối với sản phẩm rau quả, các biện pháp TBT ảnh hưởng không nhiều, chủ yếu là các sản phẩm rau quả chế biến sẽ chịu tác động bởi các biện pháp về ghi nhãn hàng hóa của nước nhập khẩu. Vì vậy, trong EVFTA, các cam kết TBT có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến các sản phẩm rau quả là các quy định về đánh dấu và ghi nhãn hàng hóa.
Quy định về Đánh dấu và Ghi nhãn hàng hóa trong EVFTA
Đối với các sản phẩm rau quả, đặc biệt là rau quả chế biến được sử dụng làm thực phẩm thì các thông tin về nguồn gốc, thành phần, giá trị dinh dưỡng… của sản phẩm là rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, thông thường các nước nhập khẩu sẽ có yêu cầu rất cụ thể về các thông tin bắt buộc và cách thức ghi nhãn, đánh dấu đối với các sản phẩm này.
EU là một trong những thị trường khó tính và yêu cầu cao nhất về an toàn thực phẩm và thông tin cho người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm. Do đó, thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy định của thị trường này về việc ghi nhãn và đóng dấu hàng hóa.
EVFTA không cấm hay hạn chế các nước trong việc ban hành các quy định về Đánh dấu và Ghi nhãn trên hàng hóa. Tuy nhiên, việc ban hành các quy định này không được tạo ra các rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế. EVFTA có một số cam kết về ghi nhãn và đánh dấu trên hàng hóa (trong đó có rau quả), đáng chú Ý có các cam kết về:
Thông tin bắt buộc phải có trên dấu, nhãn hàng hóa chỉ bao gồm các thông tin có Ý nghĩa đối với người tiêu dùng/người sử dụng sản phẩm, hoặc thông tin về sự phù hợp của sản phẩm với các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc; Trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, nếu hàng hóa đã đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc liên quan thì không bắt buộc phải đăng kÝ hay xin phê duyệt nhãn hoặc dấu của hàng hóa đó trước khi lưu hành trên thị trường; Phải cho phép thực hiện gắn, bổ sung nhãn mác tại một địa điểm được chấp thuận trên lãnh thổ nước nhập khẩu (ví dụ kho ngoại quan tại cửa khẩu đến), tuy nhiên có thể yêu cầu giữ (không gỡ bỏ) nhãn cũ trên sản phẩm; Cho phép ghi thông tin bằng các ngôn ngữ bổ sung khác ngoài ngôn ngữ theo yêu cầu của nước nhập khẩu, hoặc bổ sung các thuật ngữ, chữ tượng hình, biểu tượng hoặc hình ảnh được chấp thuận quốc tế và các thông tin khác ngoài thông tin yêu cầu bởi nước nhập khẩu;
Khuyến khích việc chấp thuận các loại dấu, nhãn mác không cố định, có thể tách/bóc ra khỏi hàng hóa hoặc các dạng nhãn mác đi kèm các tài liệu liên quan khác mà không gắn trực tiếp vào hàng hóa.
LƯU Ý DOANH NGHIỆP
Đánh dấu và ghi nhãn là nhóm biện pháp TBT được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, và trong nhiều trường hợp quy định về đánh dấu và ghi nhãn hàng hóa gây ra bất cập, tốn kém chi phí cho doanh nghiệp (đặc biệt trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã tới cảng đến và bị giữ lại không cho lưu thông ra thị trường vì lÝ do nhãn, mác chưa đúng quy cách). Quy định về ghi nhãn đối với các loại thực phẩm như rau quả càng khắt khe và nhiều yêu cầu hơn nữa. Do đó, cùng với các quy định về ghi nhãn của riêng EU, doanh nghiệp rau quả cũng cần tìm hiểu các cam kết về nhóm biện pháp này trong EVFTA để có chuẩn bị tuân thủ, tránh những rắc rối không cần thiết khi xuất khẩu, đồng thời có biện pháp xử lÝ, thông tin cho cơ quan Chính phủ để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp yêu cầu TBT về nhãn, mác của nước nhập khẩu phía EU vi phạm cam kết EVFTA.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thường xuyên cập nhật về những thay đổi trong quy định của EU về ghi nhãn và đánh dấu đối với hàng hóa để kịp thời đáp ứng.
Cam kết
Hiện trạng
Cơ hội - Thách thức