Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU? Giá trị xuất khẩu

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 76 - 78)

Giá trị xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU tăng đều trong 5 năm trở lại đây (2015-2019), lên gần 160 triệu năm 2019. Tuy nhiên, với kim ngạch này, xuất khẩu rau quả sang EU chỉ chiếm chưa đến 4% tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đồng thời, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU cũng chưa tương xứng với nhu cầu khổng lồ đối với rau quả của thị trường này. EU hiện là đối tác nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới, chiếm 45% tổng giá trị nhập khẩu rau quả tươi và 40% tổng giá trị nhập khẩu rau quả chế biến của thế giới năm 2019. Với giá trị kim ngạch nhập khẩu hạn chế, rau quả Việt Nam chỉ chiếm 0,08% tổng lượng nhập khẩu rau quả của EU năm 2019.

Tương tự như tình hình xuất khẩu rau quả nói chung của Việt Nam ra thế giới, xuất khẩu rau quả sang EU của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các sản phẩm quả (tươi và sơ chế) và rau quả chế biến. Cụ thể, giá trị xuất khẩu quả tươi và sơ chế đã tăng gần gấp 3 từ 32 triệu USD năm 2015 lên 86 triệu USD năm 2019. Rau quả chế biến cũng tăng gần gấp đôi từ 37 triệu USD năm 2015 lên 56 triệu USD năm 2019. Riêng nhóm rau tươi và sơ chế có tốc độ tăng chậm, giá trị kim ngạch cũng thấp, chỉ đạt 11 triệu USD năm 2015 và tăng lên 17 triệu USD năm 2019.

23

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015-2019

BẢNG

Xuất khẩu Rau tươi và sơ chế Xuất khẩu Qủa tươi và sơ chế Xuất khẩu Rau quả và chế biến 2015 0 11 32 37 50 49 39 56 86 17 76 13 51 13 41 14 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2016 2017 2018 2019 Đơn vị: Tr iệu USD

Thị trường xuất khẩu

Rau quả Việt Nam đã xuất hiện ở gần như toàn bộ các nước thành viên EU. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất sang các thị trường Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Phần Lan, Bỉ… Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam trong EU, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU năm 2019. Điều này chủ yếu xuất phát từ thực tế Hà Lan là một trong những cửa ngõ cho hàng hoá, đặc biệt là nông sản, trung chuyển vào các nước EU khác.

Cam kết

Hiện trạng

Cơ hội - Thách thức

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số nước EU năm 2019

BẢNG Thị trường Hà Lan Năm 2019 (USD) Tỷ trọng (%) Pháp Đức Italia 79.766.640 29.755.714 18.921.541 11.271.199 54% 20% 13% 8%

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Sản phẩm xuất khẩu

EU có nhu cầu nhập khẩu lớn, ổn định và quanh năm đối với các sản phẩm rau quả tươi, đặc biệt là rau quả trái vụ và rau quả nhiệt đới mà EU không trồng được. Đối với các sản phẩm rau quả chế biến, nhu cầu nhập khẩu của EU cũng gia tăng đều trong những năm gần đây do tính chất tiện lợi của các sản phẩm này và người tiêu dùng EU ngày càng ưa chuộng các sản phẩm chế biến sẵn có lợi cho sức khoẻ như các sản phẩm rau quả. Các sản phẩm rau quả tươi và chế biến EU nhập khẩu nhiều từ Việt Nam cũng là các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu.

Rau củ tươi và sơ chế: Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang EU các sản phẩm ngô ngọt, nấm, một số loại rau gia vị

1

Mã HS Tên sản phẩm Giá trị xuất khẩu sang EU năm 2019 (nghìn USD)

2

3

071040071159 071159

071080

Ngô ngọt, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh.

3.760Nấm và nấm cục đã bảo quản tạm thời (ví Nấm và nấm cục đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được. (trừ nấm thuộc chi Agaricus) Rau các loại, đã hoặc chưa nấu chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh (ngoại trừ khoai tây,..) 2.314 1.437 4 5 6 7 071151 070999 071490 071450

Nấm thuộc chi "Agaricus", đã bảo quản

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 76 - 78)