Triển vọng và xu hướng phát triển của ngành rau quả Việt Nam?

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 98 - 103)

Việt Nam?

Triển vọng

Trong nhiều năm qua, ngành rau quả Việt Nam liên tục tăng trưởng về diện tích và sản lượng cây trồng, cũng như gia tăng khả năng chế biến. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng tăng rất mạnh, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2013-2019 là 24%. Dự kiến trong thời gian tới, ngành rau quả Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ các yếu tố sau:

Nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu đối với các sản phẩm rau quả tươi và chế biến tiếp tục gia tăng do dân số gia tăng và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ trong đó có các sản phẩm rau quả;

Chính phủ đang quyết tâm hiện đại hoá ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua nhiều chính sách đầu tư và khuyến khích phát triển mới nhằm đưa Việt Nam trở thành một trong 15 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới năm 2030;

Việt Nam ngày càng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có ngành rau quả, giúp tạo điều kiện cho ngành này phát triển cạnh tranh và hiện đại hơn, từ đó tăng thêm cơ hội ở cả thị trường trong nước và quốc tế;

Các Hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam một mặt giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) và máy móc cho trồng trọt, sản xuất và chế biến rau quả; mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường mới cho các sản phẩm rau quả của Việt Nam.

Một số xu hướng đáng chú Ý

Đầu tư nước ngoài có xu hướng gia tăng giúp hiện đại hoá ngành sản xuất rau quả Việt Nam

Sau nhiều biến động của thị trường thế giới (do tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, do nhiều đối tác lớn bắt đầu các kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu …..), làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài để đa dạng hóa các chuỗi cung ứng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có sản xuất chế biến sâu đối với rau quả, đang trở thành xu hướng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, với các lợi thế của mình (có vị trí địa lÝ gần Trung Quốc, nguồn nhân lực tương đối chất lượng, môi trường

kinh doanh ổn định, kiểm soát tốt dịch bệnh…), Việt Nam đang là một trong những điểm đến thu hút dòng đầu tư chuyển dịch này.

Hơn nữa, việc Việt Nam kÝ kết nhiều FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây (như CPTPP, EVFTA, RCEP) đã khiến Việt Nam trở thành một đầu mối kết nối dễ dàng với nhiều đối tác, qua đó có lợi thế trong thu hút đầu tư không chỉ từ các nước đối tác FTA mà cả các nước khác (để đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu đi tận dụng các cơ hội của FTA). Đây là cơ hội thu hút đầu tư có Ý nghĩa với nhiều ngành kinh tế, trong đó có ngành sản xuất, chế biến rau quả.

Thêm vào đó, đầu tư nước ngoài vào ngành rau quả trong những năm qua cũng chưa nhiều, vì vậy dư địa cho đầu tư và thu lợi nhuận trong ngành này cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất lớn.

Từ các cơ sở này, nếu nắm bắt tốt các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, ngành rau quả Việt Nam sẽ có tiềm năng phát triển hiện đại và bền vững hơn trong thời gian tới. Tiềm lực về tài chính, quản trị và công nghệ của khối ngoại có thể sẽ hỗ trợ giải quyết một phần các bất cập hiện tại của ngành rau quả Việt Nam trong các vấn đề bảo quản, lưu trữ, chế biến sâu..., từ đó giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất cho ngành rau quả.

Nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả chế biến được dự kiến gia tăng Người tiêu dùng nói chung có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn tiện lợi. Với công nghệ chế biến ngày càng phát triển hiện đại, các sản phẩm chế biến cũng ngày càng phong phú về chủng loại, hương vị và mẫu mã sản phẩm, cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Các sản phẩm chế biến sẵn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, thời hạn sử dụng thường lâu hơn các sản phẩm tươi nên cũng thuận tiện cho việc lưu trữ sản phẩm.

Đối với thị trường EU, người tiêu dùng châu Âu từ lâu đã hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm rau quả sơ chế và chế biến sẵn. Nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm này vẫn tăng trường ổn định ở mức 2-3%/năm. Hơn nữa, người tiêu dùng châu Âu đang có xu hướng đa dạng hóa nguồn rau quả, đặc biệt với các sản phẩm nhiệt đới không sẵn có ở EU. Đồng thời, cùng với xu hướng di cư, cộng đồng người châu Á vốn có nhu cầu cao về các sản phẩm rau quả nhiệt đới quen thuộc với họ ở EU cũng đang gia tăng nhanh chóng. Do đó, trong tổng thể, cầu ở thị trường này đối với các sản phẩm rau quả sơ chế, chế biến sẵn từ các khu vực như Việt Nam là rất triển vọng.

Cam kết

Hiện trạng

Hơn nữa, với việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA, hàng hóa của Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng được hưởng ưu đãi thuế quan càng có thêm lợi thế về giá trong lựa chọn của người tiêu dùng EU. Vì vậy, theo nhiều dự báo, trong thời gian tới, các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam có thể sẽ gia tăng nhu cầu ở thị trường này.

Đặc biệt, theo EVFTA, một số sản phẩm rau quả Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lÝ tại tất cả các nước thành viên EU. Nếu tận dụng hiệu quả, đây sẽ là cơ hội có Ý nghĩa để các sản phẩm rau quả này quảng bá thương hiệu, giữ giá và được bảo vệ khỏi các hành vi gian lận chỉ dẫn địa lÝ từ sản phẩm rau quả từ các nguồn khác

Yêu cầu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật của EU có thể sẽ khắt khe hơn

Thị trường EU từ lâu vẫn được xem là một trong các thị trường khó tính và yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm rau quả tươi. Người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm về các vấn đề sức khỏe, vì vậy yêu cầu sản phẩm thực phẩm phải tuyệt đối an toàn, không được gây ra các nguy cơ tới sức khỏe. Do đó, bên cạnh các quy định nhập khẩu bắt buộc của EU, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng EU ngày càng có thêm nhiều yêu cầu về các chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu.

Ngoài ra, cũng có lo ngại rằng khi hàng rào thuế quan được cắt giảm theo EVFTA và các Hiệp định thương mại tự do khác của EU, các doanh nghiệp sản xuất rau quả nội địa EU có thể sẽ vận động để EU tăng cường áp dụng các rào cản phi thuế quan đối với rau quả nhập khẩu nhằm bảo vệ mình khỏi áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Lo ngại này không phải không có căn cứ, khi mà ở nhiều khu vực, trong đó có EU, càng nhiều các hiệp định thương mại song phương và đa phương được kÝ thì các hàng rào phi thuế quan lại càng cao hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam cũng cần phải cẩn trọng trước các nguy cơ này.

Nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả được sản xuất hữu cơ và thân thiện môi trường, xã hội có xu hướng tăng mạnh

Theo thống kê, năm 2019 nhu cầu đối với các sản phẩm thực phẩm hữu cơ của EU lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ). Nhu cầu này được dự đoán tiếp tục tăng mạnh bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và ưa chuộng các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu và quy trình hoàn toàn tự nhiên để đảm bảo không bị nhiễm các hóa chất độc hại và không gây ô nhiễm môi trường. Đó là chưa kể tới bối cảnh COVID-19 khiến người tiêu dùng càng quan tâm tới các sản phẩm có thể giúp hỗ trợ bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Các nhà sản xuất rau quả của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu chú Ý đến xu hướng tiêu dùng này và đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực

sản xuất rau quả hữu cơ. Mặc dù giá thành sản xuất các sản phẩm hữu cơ khá cao nhưng do nhu cầu trong nước (ở các phân khúc khách hàng thu nhập cao) và xuất khẩu (sang các thị trường phát triển như EU, Mỹ, Nhật) gia tăng mạnh nên các sản phẩm này vẫn có tiềm năng lớn trong thời gian tới. Hơn nữa, các sản phẩm hữu cơ cũng thường là những sản phẩm thân thiện với môi trường, vốn đang thu hút sự quan tâm lớn của người tiêu dùng EU.

Ngoài ra, người tiêu dùng EU thường có Ý thức cao về bảo vệ môi trường và trách nhiệm đối với xã hội, vì vậy họ sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm rau quả có bao bì có thể tái chế, sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho xã hội…. Do đó, các sản phẩm có nhãn thân thiện môi trường, được sản xuất bởi các doanh nghiệp có chứng nhận trách nhiệm xã hội cũng được thị trường EU quan tâm hơn các sản phẩm khác.

Cam kết

Hiện trạng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 98 - 103)