Nước nhập khẩu lớn nhất Các sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 88 - 89)

Rau quả đóng hộp

Rau quả đông lạnh

Rau quả khô

Braxin Thổ Nhĩ Kỳ Costa Rica Argentina Trung Quốc Thổ Nhĩ Kỳ Peru Thái Lan Serbia Trung Qốc Morocco Chile Thổ Nhĩ Kỳ Trung Quốc Tunisia Philippines Nước ép cam Nước ép táo Nước ép quả lựu Nước ép anh đào Nước ép cam quÝt Nước ép trái cây nhiệt đới Cà chua đóng hộp Dứa đóng hộp Măng tây đóng hộp Dưa chuột ngâm Tâm cọ đóng hộp Mâm xôi đông lạnh Dâu tây đông lạnh Việt quất đông lạnh Nấm đông lạnh

Trái cây nhiệt đới đông lạnh Nho khô

Mơ khô Nấm khô Rau khô Chà là khô Dừa nạo sấy Xoài khô

Khác với nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand yêu cầu rau quả tươi phải được cấp phép nhập khẩu theo từng loại cụ thể mới được nhập khẩu vào các nước này (mà quy trình từ khi xin cấp phép đến khi được cấp phép có thể kéo dài đến chục năm), rau quả tươi nhập khẩu vào EU không cần phải xin cấp phép nhập khẩu trước.

Tuy nhiên, cũng tương tự các nước, EU yêu cầu mỗi lô hàng rau quả tươi nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các quy định liên quan tới rau quả nhập khẩu ở EU, những tiêu chuẩn được đánh giá là cao và khó đáp ứng, bao gồm:

Các quy định/yêu cầu chung bắt buộc của EU, và

Một số sản phẩm, các quy định nhập khẩu riêng của từng nước thành viên EU

Thậm chí, nhiều nhà nhập khẩu EU còn bổ sung thêm một số yêu cầu riêng, hoặc đưa ra yêu cầu còn cao hơn so với quy định bắt buộc của EU/nước thành viên EU để làm hài lòng người tiêu dùng khó tính của EU.

Các yêu cầu bắt buộc

Rau quả tươi xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm

Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL)

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hầu hết các nước đều áp đặt quy định về hàm lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL) được phép tồn dư trong các sản phẩm thực phẩm. Hiện chưa có một hệ thống MRL được chấp nhận chung nào trên thế giới, nhưng Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) đã xây dựng hệ thống Codex MRL làm tiêu chuẩn cho các nước tham khảo xây dựng hệ thống MRL của nước mình. Tuy nhiên, hầu hết các nước phát triển, bao gồm EU, xây dựng hệ thống MRL của riêng mình và thường khắt khe hơn của Codex.

Hệ thống MRL của EU được thống nhất áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên EU. Theo đó, EU đưa ra một danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép áp dụng và mức tồn dư tối đa được phép trên thực phẩm. Với các loại thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh sách này (mà thường được sử dụng bởi các nước ngoài EU), EU áp dụng một mức MRL cực thấp – 0,01mg/kg. Cần lưu Ý là hệ thống MRL của EU được thay đổi thường xuyên

Cam kết

Hiện trạng

Cơ hội - Thách thức

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 88 - 89)