Đầu tư trong ngành rau quả tại Việt Nam?

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 61 - 64)

biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu là phấn đấu đưa nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030 là một trong 15 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, trong đó chế biến nông sản đứng trong tốp 10 nước hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đầu tư của nhà nước, khối tư nhân cũng xuất hiện nhiều nhà đầu tư lớn vào ngành nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng. Sự tham gia của các tập đoàn lớn vào sản xuất rau quả như Vingroup, T&T, LaviFoods, Đồng Giao… đang dần làm thay đổi bộ mặt ngành rau quả của Việt Nam. Cho đến nay cả nước đã có 47 doanh nghiệp được cấp chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Các quy trình sản xuất rau quả tiên tiến, thân thiện môi trường như Global GAP, VietGAP đã được áp dụng và nhân rộng. Năm 2019, Việt Nam đã có 39,3 nghìn ha diện tích trồng rau quả đạt chứng nhận VietGAP.

Cam kết

Hiện trạng

Cơ hội - Thách thức

Đầu tư trong ngành rau quả tại Việt Nam?20 20

Các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực chế biến rau quả, với quy trình khép kín từ khâu trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và chế biến để có thể kiểm soát được chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm. Hiện tại, tính chung cả nước đã xây dựng và phát triển gần 1.500 chuỗi nông sản với gần 2.400 sản phẩm và 3.300 điểm bán sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi nông sản an toàn thực phẩm.

Đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng của Việt Nam còn khá hạn chế. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2019, vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực nông lâm thủy sản là 3,5 tỉ USD, chiếm chưa đến 1% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đây là một tỷ lệ nhỏ so với thế giới – trung bình đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới đạt khoảng 3%.

Đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn khiêm tốn do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi cộm là:

Các doanh nghiệp FDI khó tiếp cận đất nông nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định (đầu tư nông nghiệp thường đòi hỏi phải có quỹ đất lớn); Các dịch vụ logistic hỗ trợ và cơ sở hạ tầng cho sản xuất và chế biến nông nghiệp của Việt Nam còn hạn chế;

Nhiều rủi ro thiên tai, dịch bệnh, thời tiết thất thường…

Mặc dù vậy, với việc Việt Nam ngày càng hội nhập, kÝ kết và thực thi hàng loạt các FTA mới, tăng cường tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông sản Việt, và mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, dự kiến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian tới tại Việt Nam sẽ gia tăng. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, số dự án đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2020 là 17 dự án, gần bằng mức 18 dự án của cả năm 2019 và giá trị đầu tư đạt 108,4 triệu USD, vượt con số 104,1 triệu USD của cả năm 2019.

Các nước đầu tư FDI lớn nhất vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam là: Đài Loan (Trung Quốc), Quần đảo Virgin (Anh), Singapore, và Thái Lan. Tổng chung giá trị FDI từ các nước này hiện chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.

EU mặc dù là một đối tác đầu tư nông nghiệp lớn trên thế giới nhưng hiện đầu tư tại Việt Nam vẫn còn rất thấp. Hiện các nước EU chỉ có 44 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư là 208 triệu USD.

Cam kết

Hiện trạng

Cơ hội - Thách thức

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

BẢNG

Đầu tư mới 17

108,4Lũy kế 516 Lũy kế 516 9 tháng đầu năm 2020 3.626,5 Năm 2019 Số dự án đầu tư 18 Giá trị đầu tư (Triệu USD) Số dự án đầu tư Giá trị đầu tư (Triệu USD)

104,1 499 499 3.518,1

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 61 - 64)