200897 Hỗn hợp của quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 80 - 81)

phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt…

683

Giá trị nhập khẩu

Nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ thị trường EU tuy chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 2%) trong tổng giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam nhưng tăng trưởng liên tục trong 3 năm trở lại đây (2017-2019). Các nhóm quả (tươi và sơ chế) và nhóm rau quả chế biến đều có xu hướng tăng trưởng - đặc biệt tăng mạnh năm 2019 so với năm 2018, trong khi nhóm rau lại có xu hướng giảm đều trong giai đoạn này.

Cụ thể, giá trị nhập khẩu nhóm quả tươi và sơ chế đã tăng gấp đôi từ 8,3 triệu USD năm 2017 lên đến 17,6 triệu USD năm 2019. Nhóm rau quả chế biến cũng tăng hơn 40% từ 14,7 triệu USD năm 2017 lên 23,1 triệu USD năm 2019. Riêng nhóm rau tươi và sơ chế đã giảm dần từ 4,2 triệu USD năm 2017, xuống 4 triệu USD năm 2018, tiếp tục giảm còn 3,4 triệu USD năm 2019.

Về cơ cấu nhập khẩu, khác với cơ cấu nhập khẩu rau quả chung của Việt Nam (nhóm quả tươi và sơ chế chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là nhóm rau tươi và sơ chế, cuối cùng là rau quả chế biến), nhập khẩu từ EU có cơ cấu gần như ngược lại. Cụ thể, nhóm rau quả chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong suốt giai đoạn 2017-2019, trong đó năm 2019 chiếm 23,1%. Nhóm quả tươi và và sơ chế đứng thứ hai với tỷ trọng 17,6%, và nhóm rau tươi và sơ chế đứng thứ 3 với tỷ trọng chỉ 3,4% năm 2019.

Cam kết

Hiện trạng

Cơ hội - Thách thức

24

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và ngành rau củ quả việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)