Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.

Một phần của tài liệu Giáo án văn 9 kì II (Trang 85 - 90)

* Hoạt động 1: Khởi động.

- Tổ chức: 9A 9C

- Kiểm tra: Đọc thuộc lòng và phân tích : - Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ. - Cuộc trò chuyện của em bé với sống và mẹ. - Bài mới: (Bài mới)

* Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản.

- Đọc mẫu - gọi HS đọc.

- Vì sao văn bản này gọi là văn bản tự sự? Nó có thuần tuý là văn bản tự sự không? Vì sao?

- Nhận xét nào sau đây là đúng để xác định là truyện ngắn:

+ Có câu chuyện được kể lại.

+ Nhân vật được miêu tả trong các mối quan hệ?

+ Dùng lối văn trần thuật. + Hình thức kể chuyện ngắn.

- Nhân vật chính trong chuyện là ai? Vì sao? - Nhân vật chính được xuất hiện trong cảnh ngộ đặc biệt nào? Và có mối quan hệ ntn? tương ứng với các đoạn văn bản nào?

- Sự việc trong truyện được tổ chức theo cách nào?

- Cảm nhận ban đầu của em về tác phẩm?

- Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?

- Cảnh vật nơi Bến quê được miêu tả qua nhứng chi tiết nào?

- Cách miêu tả đó có gì đặc biệt?

I. Tiếp xúc văn bản.

1, Đọc văn bản.

- Vì trong đó có một câu chuyện được kể bằng một chuỗi các sự việc với những con ngừi cụ thể trong không gian cụ thể.

- Không thuần tuý là một văn bản tự sự vì, trong đó có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Nhĩ là nhân vật chính. Vì, Nhĩ là nhân vật trung tâm của các mối quan hệ trong câu chuyện này. Nhĩ là nhân vật gợi nhiều suy tư nhất cho người đọc.

- Ông đang sống trong những ngày đau yếu cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh, tại nhà mình.

- Cảnh vật nơi làng quê (từ đầu đến trước cửa sổ nhà mình); con người nơi làng quê (còn lại)

- Theo tâm lí nhân vật.

- Tên truyện gợi những hình ảnh quên thuộc về làng quê và gợi tình thân thương...

2, Tìm hiểu chú thích: Chú ý chú thích * (SGK)

II. Phân tích văn bản:

1. Cảnh vật nơi làng quê.

- Màu hoa hồng; màu nước sông Hồng; sắc màu bờ bãi dưới nắng thu => Cảnh vật được miêu tả qua cách nhìn của nhân vật Nhĩ trong những ngày nằm trên giường bệnh, qua khung cửa sổ nhà gác.

- Miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết màu sắc:

+ Ngoài cửa sổ bấy giờ ... trở nên đậm sắc hơn.

+ Bên kia những hàng cây... với màu xanh non.

- Điều này mang lại cho hai đoạn văn tả cảnh ở đầu truyện Bến quê một sắc thái riêng nào?

- Từ đó, một vẻ đẹp ntn được gợi lên từ quang cảnh Bến quê?

- Em hiểu ntn về ý nghĩ sau đây của Nhĩ?

Suốt đời Nhĩ đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.

- Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này?

+ Những màu sắc thân thuộc quá... của đất màu mỡ.

+ Suốt đời Nhĩ đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.

- Cảnh hiện lên sinh động và gợi cảm.

-> Bình dị, gần gũi, thân quen...

- Con người đi đây đi đó nhiều, khi sắp từ giã cói đời bỗng nhận ra vẻ đẹp bình dị gần gũi xung quanh ta có thể là xa lạ nếu ta không thực sự sống với chúng.

-> Nhĩ là người từng trải, am hiểu cuộc sống; tha thiết mến yêu cuộc sống quê hương

* Tiểu kết: Bình dị, gần gũi, thân quen...

* Hoạt động 3. củng cố

+ Khái quát nội dung bài giảng. + Nêu cảm nhận của em về cảnh vật nơi Bến quê ?

* Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà

+ Học bài – nắm chắc nội dung đã học.

+ Chuẩn bị bài: Soạn tiếp phần 2 (đọc, trả lời câu hỏi SGK) Giảng – 4 bài 27 _Tiết 137 bến quê Hướng dẫn đọc thêm (T2) Nguyễn Minh Châu

A. Mục đích yêu cầu:

Giúp HS học và tiếp tục cảm nhận được từ văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu - Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải - Thấy được tình yêu thiết th cuộc sống quê hương trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời một con ngươi

- Học tập được cách viết văn kết hợp miêu tả tự sự và biểu cảm trong một truyện ngắn với cốt truyện giàu yếu tố tâm lí.

B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; phiếu học tập.

Học sinh: Học bài; Soạn bài - đọc trả lời câu hỏi SGK.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.* Hoạt động 1: Khởi động. * Hoạt động 1: Khởi động.

- Tổ chức: 9A 9C

- Kiểm tra: Tóm tăt ngắn gọn truyện ngắn Bến quê của Nguyễn

Minh Châu.

- Bài mới: (Bài mới)

* Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản.

Theo dõi tiếp phần văn bản.

- Nhân vật Nhĩ hiện lên trong các mối quan hệ xã hội nào?

- Mqh đó được kể trong đoạn văn tương ứng nào?

- Trong qh gia đình, nhân vật Nhĩ xuất hiện trong những sự việc nào, liên quan đến nhân vật nào?

- Nhân vật Liên được miêu tả qua chi tiết nào về hình dáng, cử chỉ, lời nói?

- Qua nhân vật Liên, em thấy hình ảnh người phụ nữ xuất hiện với những vẻ đẹp nào?

- Nhân vận Nhĩ đã cảm nhận được điều đáng quý nào từ vợ của ông?

- Vì sao người cha nhờ con trai một việc là đi sang bên kia sông hộ bố mà chẳng để làm gì cả?

- Người vợ đã chăm sóc chồng dịu dàng và kiên nhẫn. Người con đã vâng lời bố để bố vừa lòng. Từ đó em thấy Nhĩ có một gia đình ntn?

- Và Nhĩ là một người chồng, người cha ntn?

- Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng. Những người hàng xóm đã giúp đỡ Nhĩ những gì?

II. Phân tích văn bản:

2. Con người nơi bến quê.

- Quan hệ gia đình. (từ Nhĩ khó nhọc đến

giắt vào người mấy đồng bạc)

- Quan hệ hàng xóm.(phần còn lại)

-> được vợ (Liên) chăm sóc trên giường bệnh; được con (Tuấn) đáp ứng yêu cầu sang sông

- Hình dáng cử chỉ: những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng; đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai, vừa cứng vừa lở loét của Nhĩ; tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm.

- Lời nói: Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được? ... Có hề sao đâu ..., Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này...

- Dịu dàng, nhẫn nại, giàu yêu thương và đức hi sinh.

- Cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vện những nét tần tảo...

- Ông muốn nhờ con trở lại nơi bờ bãi đã từng có những kỉ niệm tốt lành của cuộc đời mà ông không còn dịp trở lại nữa - muốn con cảm nhận gốc gác số phận của mình,...

- Hạnh phúc.

- Biết cảm nhận và trân trọng tình thương yêu ruột thịt.

- Bọn trẻ: Cả bọn trẻ xúm vào. Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên cửa sổ, kê cao thêm dưới mông anh bằng cả chiếc chăn gấp lạ rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng.

- Ông cụ giáo khuyên: buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khoẻ của Nhĩ.

- Em có nhận xét gì về sự giúp đỡ này? - Từ đó, Nhĩ đã có mqh láng giềng ntn? - Và từ đó, vẻ đẹp nào của cuộc sống nơi bến quê được bộc lộ?

- Những đoạn văn nào thể hiện những suy tư này?

- Em hiểu những suy tư đó ntn?

- Từ đó, em hiểu thêm những điều đáng quý nào ở nhân vật Nhĩ?

- Phần cuối truyện, nhân vật Nhĩ có những biểu hiện ntn?

- ý nghĩa của những biểu hiện khác thường này là gì?

- Những biểu hiện khác thường này đã cho ta hiểu thêm gì về nhân vật Nhĩ?

- Truyện Bến quê đã đem lại cho em những hiểu biếu gì về cuộc sống và con người? - Em hiểu ntn về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn này? - Tư tưởng, tình cảm của tác giả muốn gửi găm vào đây là gì?

- Liên hệ với các câu ca dao, nhân vật, câu chuyện khác?

- Giàu cảm thông, chia sẻ. - Giản dị, chân thực.

- Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải... lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

- Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên ... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.

- Đó là suy tư về những vẻ đẹp, giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống và hạnh phúc quanh ta.

- Quý trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống quê hương.

- Mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ bấu chặt vào cái bậu cửa sổ. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát tay như đang khẩn thiết ra hiệu báo cho một người nào đó.

- Bộ lộ niềm khao khát sống và giao cảm với cuộc đời của một con người trong phút lâm chung.

- Là con người có tình yêu mãnh liệt vẻ đẹp quê hương, cũng chính là tình yêu cuộc sống.

III. Tổng kết:

- Vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

- Tình yêu bền chặt của con người với quê hương, với cuộc sống.

- Cốt truyện giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Miêu tả nhân vật từ đời sống nội tâm.

- Phát hiện và trân trong những vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống.

- Tình yêu cuộc sống mãnh liệt.

* Hoạt động 3. củng cố

+ Khái quát nội dung bài giảng.

+ Nêu cảm nhận của em về con người nơi Bến quê?

* Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà

+ Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt (Làm đề cương theo câu hỏi SGK). Giảng – 4 bài 27 _Tiết 138. ôn tập tiếng việt lớp 9.

A. Mục đích yêu cầu:

Giúp HS: - Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức phân môn Tiếng Việt đã học ở lớp 9.

- Giúp các em nhận biết được chính xác về các thành phần như thành phần khởi ngữ, các thành phần biệt lập.

- Đặt được câu có các thành phần đó.

B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án; bảng nhóm Học sinh: Học bài – Xem trước bài Học sinh: Học bài – Xem trước bài

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.* Hoạt động 1: Khởi động. * Hoạt động 1: Khởi động.

Một phần của tài liệu Giáo án văn 9 kì II (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w