Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 172)

4.3.1. Đối với Bộ Nội vụ

Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở khu vực đồng bằng cơ bản đã đạt trình độ Trung cấp, cao đẳng, đại học. Vì vậy, đề nghị Bộ Nội vụ xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định tiêu chuẩn cán bộ, xã, phường, thị trấn để thay thế Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16/01/2004 cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, gắn lý thuyết với thực tiễn.Khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp.

Bộ Nội vụ cần ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hướng dẫn cụ thể nội dung, nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng

4.3.2. Đối với Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội

Thành uỷ chỉ nên ban hành chủ trương về ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, việc ban hành kế hoạch, đề án nên giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh đề phù hợp vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của từng thành viên trong hệ thống chính trị.

Rà soát, bố trí nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính cho việc tổ chức thực hiện chính sách một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

Tăng cường ĐTBD ngoại ngữ, tin học, kiến thức hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở đó Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nên giao cho Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Cần ban hành chính sách về cơ chế rõ ràng để khuyến khích cán bộ, công chức tích cực tham gia ĐTBD nhằm nâng cao trình độ, giúp đáp ứng được yêu cầu công việc trong thực tiễn.

4.3.3. Đối với bản thân cán bộ, công chức cấp xã thành phố Hà Nội

Với mục đích hiểu rõ và nắm vững về chính sách, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã làm công tác thực hiện chính sách cần nâng cao năng lực hơn nữa; đội ngũ cán bộ, công chức cần chủ động, tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng, kiến thức về thực hiện chính sách, tuân thủ và quán triệt đúng, đầy đủ các bước trong quá trình thực hiện chính sách ĐTBD, nêu cao trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện chính sách, tránh tình trạng bản thân các cán bộ, công chức thực hiện chính sách không hiểu đầy đủ về chính sách, từ đó làm cho chính sách không đạt được mục tiêu đề ra.

Khi được chọn cử đi ĐTBD bản thân cán bộ, công chức cần nghiêm túc thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền đã phê duyệt và quy chế, nội quy của từng cơ sở đào tạo.

Cán bộ, công chức cần thường xuyên, tích cực rèn luyện, học tập trau dồi bản thân, không chỉ ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự tìm hiểu thêm kiến thức, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ.

Kết luận Chương 4

Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và đánh giá kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2016-2019 tại Chương 3; đánh giá kết quả thực hiện từng bước trong chu trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên; đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các huyện ngoại thành Hà Nội.

Trong chương 4 đã đưa ra quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong những năm tới và định hướng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Hà Nội đến năm 2020-2025 để đưa ra các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm tới. Các giải pháp bao gồm: Đổi mới nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Lựa chọn hợp lý các phương pháp trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; nâng cao năng lực và đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Tăng cường đầu tư các nguồn lực để thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Trong chương 4, nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Nội vụ; Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công cấp xã.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, với nhiều đóng góp quan trọng, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã khẳng định vai trò, vị trí to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hà Nội nói chung và các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng. Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã luôn coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Muốn có một đội ngũ công chức cấp xã tinh thông về chuyên môn, có hiểu biết tốt pháp luật, có khả năng vận dụng tốt chính sách, pháp luật trong hoạt động công vụ cần phải thường xuyên bổ sung kiến thức về quản lý nhà nước trên các phương diện kinh tế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, an sinh xã hội, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, pháp luật, về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành. Việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định song còn có những hạn chế, bất cập; nhất là trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách, trong phân công phối hợp giữa các cơ quan chủ trì và phối hợp trong thực hiện chính sách; chất lượng đội ngũ giáo viên; nội dung đào tạo bồi dưỡng gắn với thực tiễn hoạt động công vụ ở cơ sở.v.v. Mặc dù Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có những chủ trương, quyết định cụ thể hóa các giải pháp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, tuy nhiên vẫn còn không ít cấp ủy, chính quyền cấp huyện và cấp xã, một số tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương chưa nhận thức hết vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhằm vận dụng các giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương để thực hiện tốt chính sách; nhất là chưa tận dụng hết các cơ chế mà chính sách mang lại nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực để thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở huyện ngoại thành; đóng góp vào thực hiện thắng lợi chính sách xây dựng nông thôn mới và phát triển Thủ đô Hà Nội; góp phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Từ lý luận về thực hiện chính sách công, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở khu vực ngoại thành Hà Nội trong những năm qua, trên cơ sở dự báo và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô trong những năm tới, nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm tới. Tác giả hy vọng những nghiên cứu trong luận án này sẽ làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua sẽ đem đến cho các cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp, cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị xã hội có liên quan những nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Các giải pháp trong nghiên có thể sẽ là những tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nói riêng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung. Đội ngũ cán bộ, công chức là một nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó với nghiên cứu này, tác giả hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng đội ngũ cán, công chức ở khu vực ngoại thành Hà Nội; góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành, của Thủ đô và đất nước trong giai đoạn mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Báo cáo thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức (Sở Nội vụ Hà Nội năm 2018).

2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường dành cho hiệu trưởng và nhà trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương (2009), Kết luận 37-KL/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Hội nghị lần thứ 9 (Khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.

5. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện đề án đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng, đại học.

6. Nguyễn Khắc Bình (2016), Tập bài giảng về Tổng quan về chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.

7. Nguyễn Khắc Bình (2016), Thực hiện chính sách đào tạo nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, Báo cáo Hội thảo quốc tế.

8. Bộ Nội vụ (2016), Rà soát, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ quản lý về kiến thức quản lý nhà nước, Đề án Bộ Nội vụ

9. Bộ Nội vụ (2017) “Xây dựng Đề án tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương”

10. Bộ Nội vụ (2018) Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã” do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện theo Quyết định số 831/QĐ-BNV ngày 17/05/2018

11. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 03/2011/TTBNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

12. Bộ Nội vụ (2014), Quyết định 104/2005/QĐ-BNV ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

13. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV về việc ban hành qui định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn.

14. Bộ Nội vụ (2003), Vụ ĐT - BD cán bộ công chức & Dự án VN - Sida – 99, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo.

15. Bộ Nội vụ (2005), Báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển các chương trình bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước, Vụ ĐT – BD cán bộ công chức nhà nước, Ban Quản lý dự án ADB.

16. Bộ Nội vụ (2007), Tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo nhu cầu công việc: sự cần thiết, kinh nghiệm và cách làm, Vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

17. Bộ Nội Vụ (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.09.

18. Bộ Nội Vụ (2001), Đổi mới chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Đề tài khoa học cấp Bộ.

19. Bộ Nội Vụ (2014), Tổng hợp một số báo cáo kết quả các khóa bồi dưỡng cán bộ công chức ở nước ngoài năm 2010.

20. Bộ GD&ĐT (2010), Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp, Ngân hàng phát triển Châu Á, Dự án phát triển giáo viên Trung học phổ thông & Trung cấp chuyên nghiệp- Cục nhà giáo & CBQL – Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,

21. Ban Chấp hành đảng bộ thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 01/3/2007, Chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2007-2020 và những năm tiếp theo.

22. Ban Chấp hành đảng bộ thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 01/3/2007, Chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2007-2020 và những năm tiếp theo.

23. X.Ia Batưxep, X.A Saporinxki (1982), Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp, Đặng Danh Ánh, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Lộc dịch, Nxb Công nhân kỹ thuật, Hà Nội.

24. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010, Quy định những người là công chức.

25. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010, Tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.

26. Chính Phủ, Nghị định số 18/2010/ NĐ-CP ngày 05/3/2010, Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

27. Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019, Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

28. Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019, Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

29. Ngô Thành Can (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng qui chế đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội Vụ.

30. Ngô Thành Can (2014), Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước số 05/2014,

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 172)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w