Chủ thể thực hiện chính sách đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 90 - 92)

Để thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc sử dụng và quản lý ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng tốt đóng vai trò rất quan trọng, nguồn kinh phí được sử dụng đúng đối tượng cần ĐTBD, đúng mục đích, sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân công chức. Ngược lại, nếu nguồn ngân sách được sử dụng lãng phí, sai mục đích sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của công chức về nhu cầu được ĐTBD, vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý ĐTBD công chức, việc không đảm bảo điều kiện vật chất cho quá trình thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã cũng sẽ tác động đến việc duy trì chính sách. Trong chính sách, nguồn kinh phí chi trả cho người dạy, tài liệu học tập, các phương tiện để phục vụ dạy và học là rất cần thiết. Trên cơ sở ngân sách thực hiện chính sách, cơ quan thường trực thực hiện chính sách cần phân bổ hợp lý và công khai để đảm bảo hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách. Đồng thời cần huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đạt được mục tiêu; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; trước mắt là thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới đang được Nhà nước triển khai ở nước ta.

2.7. Chủ thể thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp xã cấp xã

Ở nước ta, chủ thể tham gia thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trước hết là các cơ quan hoạch định chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ Nội vụ (chủ thể thường trực), Bộ Tài chính, một số cơ quan nhà nước ở Trung ương có liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Sau khi chính sách này được ban hành, khi triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, các cơ quan nhà nước nói trên phải phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan khác triển khai xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách ở cấp quốc gia. Bên cạnh các giải pháp đã có trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

cấp xã, các cơ quan này phải xây dựng các đề án, chương trình để thực hiện giải pháp của chính sách. Trong những trường hợp có những biến đổi lớn của thực tiễn, cơ quan ban hành chính sách có thể phải điều chỉnh hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền thay đổi, điều chỉnh các giải pháp chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh các cơ quan trên, một số tổ chức chính trị xã hội như: Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Hội Cựu chiến binh VN, Hội Nông dân VN, Mặt trận Tổ quốc VN cũng là những chủ thể tham gia thực hiện chính sách thực hiện chính sách này.

Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng chủ thể trên đây là rất quan trọng trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Căn cứ vào theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ, tác giả nhận thấy trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, chủ thể chính là UBND cấp tỉnh. Bởi lý do: Tại Điều 42 của Nghị định 101 nêu rõ:

“Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

1. Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện có hiệu quả chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

3. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

4. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền. 5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

chức theo thẩm quyền.

6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền. 7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm

quyền”.

Với những nhiệm vụ và quyền hạn trên của UBND cấp tỉnh được ghi trong chính sách, cũng như thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách này ở các địa

phương, tác giả nhận thức và cho rằng chủ thể chính thực hiện chính sách đào tạo, bồi

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w