Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 83 - 85)

cấp xã

Công cuộc phát triển của đất nước mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền hành chính của Việt Nam, để thích ứng với điều kiện mới, mỗi tổ chức cần đầu tư phát triển nhân sự bởi đây là thước đo đánh giá xếp hạng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. So sánh với các quốc gia khác trên thế giới, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức nước ta; đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chưa được đánh giá cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực thi công vụ ở cấp cơ sở nhằm triển khai các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân; phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Vì vậy, thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, thực hiện công vụ ở cấp xã. Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, công việc, quyền hạn và nghĩa vụ của từng vị trí công việc ở bộ máy chính quyền, đoàn thể cấp xã làm cơ sở cho xác định những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình thực thi công vụ và có chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã không chỉ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính chuyên nghiệp ở cơ sở mà quan trọng hơn còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tổ chức thực hiện thì các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước được triển khai nhanh chóng. Những bất cập trong quá trình triển khai các chính chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể được vận dụng sáng tạo vào thực tế làm cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa phương được phát triển đúng theo định hướng của Nhà nước; góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở; đặc biệt là ở những xã thuộc khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không chỉ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, việc cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công vụ đã tác động đến việc đổi mới nhận thức, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, đạo đức của người cán bộ, công chức công cấp xã khi trực tiếp triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đến người dân. Đối với bản thân cán bộ, công chức cấp xã thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng đã đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của mỗi người; nâng cao được trình độ năng lực; cập nhật đổi mới tư duy, phát huy tính sáng tạo sử dụng kiến thức về các lĩnh vực: pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, các lĩnh vực khác liên quan đến lĩnh vực tác nghiệp. Thông qua đào tạo và bồi dưỡng, giúp cán bộ, công chức cấp xã sẽ có thể nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, khả năng tự giác, tự tiến hành công việc độc lập để giải quyết những nhiệm vụ được chính quyền, tổ chức ở địa phương giao phó.

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cũng chứng tỏ rằng việc tổ chức sử dụng có hiệu quả tối đa sức lao động và có chiến lược tái đầu tư cho sức lao động; giúp cán bộ, công chức cấp xã hiểu rõ bản chất công việc, nghề nghiệp nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ, công chức cấp xã đối với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chính sách đào tạo và bồi dưỡng sẽ duy trì và nâng cao được chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trong các giai đoạn phát triển ở địa phương. Từ đó nó sẽ tác động đến các hoạt động của chính quyền, các tổ chức địa phương cấp xã được ổn định, linh hoạt đáp ứng yêu cầu hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức. Thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cũng giúp bộ máy chính quyền, tổ chức chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức kế cận trong các giai đoạn phát triển ở địa phương.

Thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã sẽ mang đến một nền hành chính chuyên nghiệp ở cơ sở, phục vụ các đối tượng như các tổ chức, doanh nghiệp, người dân ở cơ sở được tốt hơn. Điều đó, đồng thời mang đến niềm tin của người dân ở cơ sở vào Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở. Điều đó cũng thể hiện đạt được mục tiêu phục vụ nhân dân của nền hành chính nước ta ở mọi cấp và trong mọi thời kỳ.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w