thành phố Hà Nội
3.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Với mục tiêu xây dựng cơ quan hành chính kỷ cương, liêm chính, hành động và phục vụ thì các cấp uỷ, chính quyền và nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng cần phải nâng cao trình độ, năng lực cũng như thái độ phục vụ và căn cứ vào mục tiêu và các giải pháp trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thể hiện tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo bồi dưỡng công chức, Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, Thành phố Hà nội đã ban hành một số văn bản để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Về phía Thành ủy Hà nội đã ban hành một số văn bản quan trọng như: Chương trình số 01-CTr-TU ngàỵ 18/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực
quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 20112015; Chương trình số 08- CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015. Đây là hai văn bản quan trọng để UBND Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Về phía UBND Thành phố: UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 3724/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 4450/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố ban hành về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Thành phố; Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND thành phố Hà Nội đã ban hành phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 5758/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 về ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2015; Kế hoạch bồi dưỡng công chức địa chính – nông nghiệp cấp xã năm 2012 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Trong số các văn bản Thành Ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành, có những văn bản là cơ sở pháp lý để cơ quan chủ trì thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhưng cũng có những văn bản là kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách trên. Những văn bản đã được ban hành trên của Thành phố là cơ sở pháp lý, là điều kiện thuận lợi giúp cơ quan thực hiện chính sách trên ở cấp huyện, cấp xã tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ tiêu
chuẩn theo quy định, và đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ công vụ. Từ những kế hoạch của UBND Thành phố về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong đó có cán bộ công chức cấp xã, các cơ quan thực hiện chính sách ở các huyện ngoại thành và cấp xã tiếp tục xây dựng những kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho từng địa phương để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả điều tra khảo sát 300 cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã ở khu vực ngoại thành cho thấy 100% cấp uỷ, chính quyền cấp xã có xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hằng năm. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn tình trạng xây dựng kế hoạch chưa khoa học, chưa hợp lý, xây dựng một cách hình thức, phân công phối hợp còn chung chung, đôi khi còn chồng chéo, chưa thực sự rõ ràng dẫn đến trách nhiệm của tập thể, cá nhân không cao trong thực hiện chính sách.
Để đánh giá về chất lượng xây dựng thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, tác giả khảo sát thông qua bảng hỏi với 300 người là cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã ở 17 huyện ngoại thành của Hà Nội. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.7: Ý kiến nhận xét về chất lượng kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
STT Đối tượng khảo sát Trung bình Khá Tốt
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
1 Cán bộ, công chức cấp huyện 73 24,3% 17 5,7% 10 3,3% 2 Cán bộ, công chức cấp xã 110 36,7% 78 26% 12 4% Tổng số 183 61% 95 31,7% 22 7,3%
(Nguồn: khảo sát của tác giả ở 17 huyện ngoại thành của Hà Nội) Qua bảng 3.7 cho thấy:
61% cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã được hỏi cho rằng việc chất lượng xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành của Hà Nội chỉ đạt mức trung bình; 31% số người được hỏi cho rằng ở mức độ khá và 7% số người được hỏi cho là mức độ tốt. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã được các xã ở ngoại thành xây dựng. Tuy nhiên chất lượng xây dựng các kế hoạch này được đánh giá ở mức trung bình rất nhiều. Điều đó có nghĩa là Kế hoạch thực hiện chính sách vẫn còn những bất cập nên quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương vẫn còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương cũng như trong các thời điểm khác nhau.
3.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Các cấp uỷ, chính quyền của thành phố Thành phố Hà Nội, bên cạnh việc lập kế hoạch thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức, đã chú trọng đến công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách nhằm đưa chính sách được phổ biến một cách rộng rãi nhất đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Để thực hiện phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các ngành, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng Văn hoá thông tin; Phòng nội vụ; Đài truyền thanh của quận, huyện; cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn tổ chức thông tin, phổ biến, tuyên truyền, theo dõi với các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch đã đề ra để thực hiện chính sách. Hình thức phổ biến, tuyên truyền được cấp uỷ, chính quyền thực hiện thông qua việc phát thanh số lượng 01 buổi/ngày trong một tuần qua đài phát thanh của huyện, đài phát thanh của các xã, thị trấn, đồng thời đăng tải trên hệ thống cổng thông tin điện tử của huyện. Thông qua hội nghị Đảng bộ để phổ biến, tuyên truyền triển khai, quán triệt tới cán bộ, công chức, đảng viên trong hệ thống chính trị. Ngoài ra, cấp uỷ, chính quyền địa phương còn giao cho các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như Hội phụ nữ; Hội nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... tổ chức các hội nghị để triển khai, quán triệt cho hội viên, đoàn viên nắm được chính sách về ĐTBD cán bộ, công chức. Để đánh giá về công tác tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nôi, tác giả đã khảo sát 2 nội dung:
- Biết được chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã từ nguồn thông tin nào;
- Đánh giá của cán bộ công chức về công tác tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương.
Kết quả khảo sát thông qua lấy ý kiến trực tiếp 300 cán bộ, công chức cấp xã ở 17 huyện ngoại thành Hà Nội cho kết quả ở Bảng 3.9 và Bảng 3.10 như sau:
Bảng 3.8: Ý kiến của cán bộ, công chức cấp xã về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được biết qua các kênh thông tin
STT Đối tượng khảo sát
Do cấp ủy, chính quyền triển khai
Do các kênh thông tin khác
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
1 Cán bộ cấp xã 90 30% 27 9%
2 Công chức cấp xã 180 67% 3 1%
Tổng số 270 97% 30 3%
Bảng 3.9: Ý kiến nhận xét về công tác phổ biến tuyên truyền thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
STT Đối tượng khảo sát Chưa đạt Bình thường Tốt Rất tốt Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % 1 Cán bộ cấp xã 0 0% 5 1,7% 50 16.7% 30 10% 2 Công chức cấp xã 0 0% 5 1,7% 149 49,7% 31 10,3% Tổng số 0 0% 10 3,3% 199 66,3% 91 30,3%
(Nguồn: khảo sát của tác giả ở 17 huyện ngoại thành của Hà Nội)
Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát 300 cán bộ, công chức cấp xã ở một số quận, huyện của thành phố Hà Nội cho thấy rằng 100% cán bộ, công chức cấp xã đều nắm được chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã. Có 97% cán bộ, công chức cấp xã nắm được chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là do cấp uỷ, chính quyền cấp xã triển khai, 3% cán bộ, công chức cấp xã nắm được qua các kênh thông
tin khác. Đồng thời qua điều tra, khảo sát cho thấy số cán bộ, công chức đánh giá công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở mức “Rất tốt”; là 91 người, chiếm 30,3%; số cán bộ, công chức đánh giá ở mức “Tốt” là 199 người, chiếm 66,3 %; số cán bộ, công chức đánh giá ở mức “Bình thường” là 10 người, chiếm 3,33%; không có cán bộ, công chức nào đánh giá ở mức “Chưa đạt”. Nhìn chung công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã đã được chính quyền các cấp, các cấp uỷ quan tâm, chú trọng và yêu cầu thực hiện với các hình thức tuyên truyền khác nhau nhằm đảm bảo quán triệt, triển khai đầy đủ tới đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, hạn chế trong việc phổ biến, tuyên truyền tại một số xã ở huyện, xã miền núi triển khai còn qua loa, đưa tin chưa cụ thể, điều này đã làm cho một số cán bộ, công chức chưa nắm rõ tinh thần của chính sách hoặc thông báo nhiều nội dung chồng chéo dẫn đến các đối tượng có nhu cầu ĐTBD chưa biết mình có phải đối tượng thụ hưởng chính sách hay không…
3.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Việc phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại các huyện ngoại thành của thành phố Thành phố Hà Nội được thực hiện một cách cơ bản như sau:
Sở nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Thành uỷ tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch, thông báo chiêu sinh tới các xã trên địa bàn thành phố nói chung và các xã, thị trấn của các huyện ngoại thành. Trên cơ sở Kế hoạch của UBND thành phố, UBND huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai và xây dựng các Kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của từng xã, thị trấn. Với nhiệm vụ được UBND cấp huyện giao, Phòng Nội vụ các huyện thường xuyên tham mưu cho UBND xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách này. Đồng thời luôn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh, lập danh sách cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn báo cáo với cấp có thẩm quyền cử cán bộ đi ĐTBD. Phân công cán bộ trực tiếp theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Trực tiếp liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo của thành phố như, Trung
tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo dõi số lượng, tình hình học tập, việc chấp hành nội quy, quy chế đào tạo, bồi dưỡng của các học viên. Kịp thời phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố Hà Nội.
Sở nội vụ thành phố chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện chính sách ĐTBD hằng năm báo cáo UBND Thành phố, cập nhật văn bằng chứng chỉ vào hồ sơ quản lý sau khi cán bộ, công chức được ĐTBD. Sở Nội vụ cũng đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố xét chuyển ngạch lương cho cán bộ, công chức sau ĐTBD đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức sau đào tạo, bồi dưỡng…
Sở Tài chính căn cứ vào quy định, hướng dẫn của UBND thành phố và Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cấp uỷ, chính quyền và cán bộ, công chức được cử đi ĐTBD nhằm hỗ trợ kinh phí kịp thời cho cán bộ, công chức cấp xã.
Cấp uỷ, chính quyền cấp xã có trách nhiệm lựa chọn đúng đối tượng để cử đi ĐTBD, báo cáo kịp thời kết quả cử cán bộ, công chức đi ĐTBD với Ban tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ. Phối hợp chặt chẽ với cấp huyện để kiểm tra, giám sát, theo dõi việc học tập của cán bộ, công chức, giải quyết các vướng mắc phát sinh, đồng thời tìm các nguồn lực để hỗ trợ cán bộ, công chức trong quá trình tham gia ĐTBD.
Để đánh giá về công tác phân công, phối hợp giữa Ban Tổ chức thành ủy, UBND Thành phố, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND cấp huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính, UBND cấp xã, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội, tác giả đã khảo sát trực tiếp 300 cán bộ, công chức ở cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức chính trị-xã hội ở cấp huyện và cấp xã có liên quan về 3 nội dung:
- Các cơ quan tham gia thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã từ đã đạt yêu cầu như thế nào;
- Sự phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị và sự phối hợp của các đơn vị được giao trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đạt mức độ nào;
- Đội ngũ cán bộ, công chức (bao gồm cả đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo, bồi