thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
- Ngoài chủ thể trực tiếp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên đây, các tổ chức Đảng, các bộ, ngành, tổ chức chính trị- xã hội và ủy ban nhân dân các cấp là các chủ thể phối hợp thực hiện chính sách này.
2.3. Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp xã cấp xã
2.3.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quyết định việc thực hiện quản lý xã hội, nhiệm vụ chính trị ở xã, phường, thị trấn. Đội ngũ công chức cơ sở phải được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về về lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác đảng, chuyên môn nghiệp vụ, trong bối cảnh đất nước phát triển nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã phải là việc làm thường xuyên và không ngừng đổi mới. Tuy nhiên, đào tạo, bồi dưỡng
công chức cấp xã không thể diễn ra ồ ạt mà cần căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị, từ đó mới cử công chức đi học, cơ quan quản lý, sử dụng công chức hàng năm phải xây dựng kế hoạch với số lượng công chức cụ thể cử đi ĐTBD trong từng năm để công chức chủ động đề đạt nguyện vọng cũng như bố trí, sắp xếp thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
2.3.2. Dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức thường được sử dụng phần lớn từ nguồn ngân sách nhà nước, nên công chức khi được cử đi đào tạo phải thực hiện cam kết phục vụ sau khi kết thúc thời gian đào tạo. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, chính sách đào tạo của từng địa phương mà mức kinh phí này có thể khác nhau, nhưng điều bắt buộc là kinh phí đào tạo được sử dụng từ ngân sách nhà nước và không vượt quá phạm vi ngân sách. Về thời gian cam kết sau đào tạo, Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ đã quy định rõ tại điều 13: về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức thì thời gian yêu cầu phục vụ được quy định gấp 3 lần so với thời gian của khóa đào tạo. Đối với việc ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã, thì ngoài kinh phí của Nhà nước cấp theo quy định, với mục đích khóa học đạt kết quả tốt, địa phương cử người đi học có thể hỗ trợ một phần kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
2.3.3. Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Cơ quan có thẩm quyền ở địa phương sẽ quy định chương trình chung hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, tuy nhiên cũng cần xây dựng những nội dung chương trình phù hợp với đặc thù của cơ quan công tác, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức chung; đặc biệt phải phù hợp với thực tiễn của từng xã/phường, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, nhất là những vấn đề liên quan về đất đai, quản lý trật tự xã hội, tôn giáo, dân tộc ở cấp xã.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng cần được đổi mới mạnh mẽ. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…. Tiếp tục đổi mới hệ
thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng” [44, tr 135].
Với yêu cầu làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm, đặc điểm địa bàn đang công tác thì việc xây dựng chương trình ĐTBD cho cán bộ, công chức cấp xã cần có sự phối hợp của tất cả các cơ quan, đơn vị trong địa bàn quận/huyện, từ đó mới đưa ra được chương trình hoặc phối hợp với các đơn vị ĐTBD xây dựng được chương trình cho phù hợp với yêu cầu của từng nhóm đối tượng công chức cụ thể ở cơ sở và đặc điểm từng vùng miền; ví dụ như ở khu vực có đồng bào dân tộc, khu vực có các tôn giáo.
Tổ chức ĐTBD cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, căn cứ vào đặc điểm đối tượng cán bộ, công chức cấp xã như đã nêu ở trên, phải mềm dẻo về thời gian mặc dù có kế hoạch từ trước do cán bộ, công chức cấp xã là những người hàng ngày thường xuyên phải giải quyết các công việc ở địa phương, họ vừa học tập vừa phải trực tiếp có mặt để giải quyết những vấn đề cụ thể ở cơ sở. Vì vậy, các khóa học phải bố trí thời gian hợp lý cho các đối tượng này, có thể chọn phương án ngoài các khóa học tập trung, công tác bồi dưỡng có thể tổ chức vào cuối tuần hoặc sau giờ hành chính.
2.3.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên để đào tạo, bồi dưỡng
Yếu tố giảng viên luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức, đặc biệt đối với đối tượng học viên là cán bộ, công chức cấp xã rất dày dặn kinh nghiệm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở dưới cơ sở, dù họ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Đội ngũ giảng viên tham gia ĐTBD phải đã từng trải qua công tác lãnh đạo, quản lý hành chính ở cơ sở, vừa phải có kiến thức chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy phù hợp và có kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, nên chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là lãnh đạo tại địa phương có trình độ chuyên môn và lý luận cao trong từng lĩnh vực cụ thể để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc đạt kết quả. Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho giảng viên chưa có kinh nghiệm, giúp họ có cơ hội cọ sát thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã.
2.3.5. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đãi ngộ cho người đi học
Địa phương cử cán bộ, công chức đi học cần có cơ chế chính sách đặc thù cho người đi học, bên cạnh chế độ theo quy định của Nhà nước, cơ chế đó phải quy định cụ thể về nhiều mặt nhằm tạo điều kiện cho người học được ĐTBD theo nguyện vọng cá nhân và yêu cầu công tác của cơ sở. Đối với người học, mà cụ thể ở đây là cán bộ, công chức cấp xã thì chế độ đãi ngộ đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần để công chức yên tâm đi học có vai trò hết sức quan trọng, chế độ đãi ngộ phù hợp sẽ giúp công chức yên tâm, phấn khởi nhiệt tình trong học tập. Khi các cấp đã có cơ chế chính sách đãi ngộ hỗ trợ người học đúng thì yêu cầu bắt buộc là người thực hiện chế độ chính sách phải công bằng, thực hiện đúng, vận dụng đúng, công khai, thống nhất, chính xác và khoa học thì mới có tác dụng thúc đẩy cán bộ, công chức hăng say và có ý thức học tập để sau này về phục vụ tốt hơn cho địa phương.
2.3.6. Tuyển chọn đối tượng người đi học
Cần đào tạo đúng người, đúng thời điểm và đúng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức được giao phù hợp với yêu cầu chung của cơ quan, đơn vị cấp xã thì ĐTBD cán bộ, công chức có hiệu quả, việc tuyển chọn đối tượng đi học cần tránh việc cử cán bộ, công chức đi học một cách ồ ạt hoặc không đúng đối tượng, không phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm gây ra lãng phí ngân sách. Các yếu tố trong việc tuyển chọn đối tượng đi học:
- Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cán bộ, công chức cấp xã; - Công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ cấp xã;
- Yêu cầu cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
- Quỹ kinh phí cơ quan phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;
- Nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
2.3.7. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát là hoạt động nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến trong quá trình thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Cần thực hiện kiểm tra, giám sát công tác cử người tham gia đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng kinh phí đào tạo,
bồi dưỡng, việc thực hiện nội dung chương trình, công tác phân công, cử cán bộ giảng viên tham gia giảng dạy. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng ĐTBD, cử đúng