Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 92 - 100)

- Từ chủ thể chính thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là UBND cấp tỉnh, Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn giúp việc UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

- Các chủ thể phối hợp: Tỉnh Ủy hoặc Thành Ủy (thành phố trực thuộc Trung ương), các đoàn thể Đoàn TNCSHCM, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở công an, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Tài chính, Trường Chính trị tỉnh/thành phố; các cơ sở đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Các chủ thể phối hợp ở cấp huyện: Huyện/Quận ủy, UBND cấp huyện (Phòng nội vụ là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện được giao là cơ quan thường trực), các phòng Tài chính, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Hội LHPN, Đoàn TNCSHCM, Hội ND, Hội Cựu chiến binh.

- Các chủ thể phối hợp ở cấp xã: Đảng ủy cấp xã, UBND, Hội LHPN, Đoàn TNCSHCM, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.

- Đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan trên và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được hưởng thụ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

2.8. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã công chức cấp xã

Kết quả đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có ý nghĩa như bộ lọc thông tin, tạo ra những phán đoán giá trị cho mục tiêu đánh giá. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có tác dụng đo lường những giá trị, khả năng mà một thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hay chương trình có thể đem lại trong tương lai. Đối với thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức cấp xã, các tiêu chí đo lường phải phản ánh được giá trị mà mục tiêu theo đuổi. Việc sử dụng các tiêu chí đánh giá công khai cho phép thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng, giữ cho việc phân tích thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được khách quan và trọng tâm. Tùy thuộc vào đối tượng, mục tiêu, chủ thể đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có thể xây dựng, lựa chọn và sử dụng các tiêu chí khác nhau.

Việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cần phải đáp ứng yêu cầu vừa là thước đo cụ thể của vấn đề thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được đề cập, vừa phản ánh được lợi ích của đa số thành viên xã hội và được họ chấp nhận. Cụ thể, các tiêu chí đánh giá phương án thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng được các yêu cầu về mức độ thỏa đáng; về độ tin cậy; mức độ rõ ràng, không phát sinh hiểu lầm; về thời điểm xác định giá trị tính toán của chỉ tiêu đánh giá hợp lí; phải phù hợp với mục đích và mức độ ảnh hưởng của chính sách; về độ bao quát; không trùng lặp. Trên cơ sở lý luận về đánh giá chính sách công, đánh giá thực hiện chính sách công dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí về tính hiệu lực

Hiệu lực của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là khái niệm phản ánh tác dụng đích thực của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong công cuộc quản lý xã hội ở địa phương. Tính hiệu lực của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được đo lường bằng mức độ mà hiệu quả của hoạt động đạt được mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành và năng lực thực hiện công vụ ở cơ sở của đội ngũ cán bộ, công chức. Các yếu tố phản ánh tiêu chí hiệu lực của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là mức độ đáp ứng các nguồn lực, kĩ thuật, phương tiện để triển khai được thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và nhận được sự đồng thuận, chấp hành của đối tượng thực hiện chính sách. Trong tiêu chí này, cần chú ý các chỉ tiêu như lợi ích của các bên liên quan giữa cán bộ, công chức với bộ máy hoạt động của chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở, sự tương thích của nội dung chính sách, đảm bảo tính răn đe,

buộc đối tượng cán bộ, công chức cấp xã phải tuân thủ, chấp hành và mức độ đạt được mục tiêu của chính sách. Kết quả đánh giá tính hiệu lực của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho biết thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có thể được thực hiện trên thực tế hay không.

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được đánh giá thông qua tính toán về chi phí - lợi ích, khả năng ngân sách, nguồn lực và các điều kiện khác. Trong đó, yếu tố nguồn lực mới chỉ là điều kiện cần để thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được triển khai. Tính hiệu lực của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đòi hỏi phải có sự tuân thủ, chấp hành đầy đủ các quy định thuộc về chính sách. Điều đó có nghĩa, nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải cho phép dự báo được khả năng tuân thủ thực hiện của các đối tượng là các cán bộ, công chức cấp xã. Để đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có thực sự đi vào cuộc sống hay không sau khi nó được ban hành, đòi hỏi người đánh giá phải dựa vào các yếu tố có giá trị phản ánh tính hiệu lực của nó. Các yếu tố đó là: Đảm bảo các nguồn lực tài chính, nhân sự; đáp ứng về phương tiện kĩ thuật, công nghệ cần thiết cho việc thực hiện chính sách; chi phí và lợi ích, khẳng định lợi ích có thể vượt qua các chi phí; khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; mức độ đạt được mục tiêu chính sách. Đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi người cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số rất ngại đi học, không thích xa gia đình, nhận thức còn hạn chế thì hiệu lực thực hiện chính sách này là một thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

Tiêu chí về tính khả thi

Tính khả thi của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được phản ánh ở khả năng thực hiện trên thực tế của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Để đánh giá tính khả thi của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cần phải dựa vào các chỉ tiêu cụ thể như: mức độ khả thi kinh tế, hành chính và khả thi về xã hội. Đánh giá tính khả thi về kinh

tế, cần đánh giá đầy đủ khả năng ngân sách, nguồn lực con người để triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và những đảm bảo về lợi ích vượt qua chi phí. Đánh giá tính khả thi về xã hội được đo lường, dự báo về mức độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chấp nhận, ủng hộ việc thực hiện các nội dung đề xuất trong chính sách. Tiêu chí này cần khai thác sâu về các chỉ tiêu tác động đến xã hội (dân trí, tôn giáo, văn hóa, mức độ dân chủ), mở rộng sự tham gia, tính minh bạch, văn bản dễ hiểu, dễ áp dụng; nhất là ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Ở những nơi khó khăn này do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số nhận thức chưa cao việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng đòi hỏi của công việc ở cơ sở. Họ có thể sẵn sàng bỏ nhiệm sở nếu không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn để ra ngoài tham gia các hoạt động kinh tế khác nhằm phục vụ cuộc sống trước mắt của họ.

Tiêu chí về tính hiệu quả

Trong khi thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đều sử dụng ngân sách, chi tiêu bằng tiền công. Chính vì vậy, xem xét tính hiệu quả của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là xem xét Nhà nước có được khi bỏ tiền ra (chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng) là cần thiết. Chúng ta phải xác định hiệu quả tổng hợp của thực hiện chính sách. Đó là kết quả tổng hợp cả về kinh tế - xã hội của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Hiệu quả tổng hợp phản ánh mức độ đạt được các kết quả về kinh tế và về tác động xã hội theo mục tiêu đề ra với một chi phí và công sức nhất định. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu không thể lượng hóa được nhất là những tác động tích cực đối với xã hội. Do đó, hiệu quả xã hội thường chỉ có thể xác định về mặt định tính. Còn hiệu quả kinh tế có thể đánh giá bằng chỉ tiêu định lượng, thể hiện tương quan so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Đánh giá tính hiệu quả của các phương án thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được đo lường thông qua việc cố gắng ước lượng khả năng đạt được mà những mục tiêu và mục đích đề ra. Các yếu tố cần đo lường để đánh giá tính hiệu quả bao gồm: Số lượng các nguồn lực đầu vào (lượng đầu vào); độ dài thời gian cần hoàn thành; số lượng công việc cần phải làm; tính cần thiết của các công việc này (hạn chế tối đa động tác thừa);

những chi phí cho các hoạt động phải làm; lượng hiệu quả: Số lượng công việc được hoàn thành trong thời gian và chi phí nào; tính năng suất: Hiệu suất làm việc (mức độ tập trung đạt được chất lượng công việc mà cán bộ, công chức cấp xã đạt được sau đào tạo, bồi dưỡng); xác định các mục tiêu của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và so sánh với thực trạng trước đó.

Tiêu chí về tính kinh tế

Trong thực hiện chính sách đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức cùng với tính hiệu quả thì tính kinh tế cũng là kì vọng của nhà nước. Tính kinh tế không đồng nhất với tính hiệu quả của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Về nội hàm, tính kinh tế của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phản ánh thông qua việc đo lường về mức độ tiết kiệm được các nguồn lực cho triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, tính hiệu quả lại được thể hiện ở chi phí tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng (hoạt động triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của cơ sở đào tạo, đội ngũ cán bộ, công chức khi tham gia thực hiện chính sách này). Trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tính kinh tế nghĩa là xác định được phương án mà mục tiêu thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đạt được với chi phí thấp nhất. Điều kiện đánh giá tính kinh tế trong phương án thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là mục tiêu có thể đạt được khi chi phí thấp nhất với lợi ích cố định hoặc lợi ích lớn nhất với chi phí cố định.

Yêu cầu khi xác định tính kinh tế của phương án thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là phải tiên liệu được các yếu tố tương lai để tính toán việc thực hiện các hoạt động của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Điều này đòi hỏi phải giả định tình huống để so sánh các hoạt động cùng loại, tìm ra phương án chi phí thấp nhất. Nói cách khác, phương án thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã chứng minh được khả năng đạt được mục tiêu khi có được các yếu tố đầu vào với giá rẻ nhất là thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tốt, đạt được tính kinh tế.

Để đánh giá tính kinh tế của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thì chỉ yếu tố đạt được mục tiêu là chưa đủ. Điều đó cũng có nghĩa, tính hiệu quả không đồng nghĩa với mục tiêu đạt được bằng mọi giá, mà phải với điều kiện chi phí thấp nhất.

Tiêu chí kinh tế đặt ra đối với thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã công sẽ khuyến khích các chủ thể đưa ra những đề xuất mang tính cạnh tranh trong giải pháp, về khả năng tiết kiệm nhất các nguồn lực đầu vào của chính sách. Biểu hiện của tính kinh tế trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã công còn là việc tối đa hóa lợi ích của nhà nước, xã hội trong điều kiện không điều chỉnh tăng nguồn lực đầu vào.

Tiêu chí về tính công bằng

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là thực hiện mục tiêu chung của nhà nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, năng lực, đạo đức trong thực thi công vụ của các cán bộ, công chức cấp xã nhằm thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Nhiệm vụ của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã biểu hiện ở tính trách nhiệm chung đối với tất cả cán bộ, công chức ở cấp xã trong việc nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về quản lý, lãnh đạo ở cấp cơ sở nhằm thực hiện thành công mọi chủ trương, chính sách, pháp luật ở cơ sở; góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng của Nhà nước. Ngoài tính hiệu lực, hiệu quả, kinh tế, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được lựa chọn phải thỏa mãn lợi ích của đa số đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhằm phục vụ cộng đồng. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nếu đảm bảo sự công bằng sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao không chỉ trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã mà còn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiêu chí về tính công bằng vì thế là một trong những tiêu chí không thể thiếu khi xem xét khả năng tồn tại và giá trị của quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Việc nhà nước thực hiện sự công bằng đến đâu là tùy thuộc vào sự đúng đắn và hợp lí của các hoạt động trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đề ra.

Những tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên cũng có thể chưa phản ánh đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho mọi địa

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w