Đây chính là những khoảng trống mà luận án cần hướng tới để làm rõ. Các hướng nghiên cứu tiếp theo mà luận án phải thực hiện là:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã như khái niệm về cán bộ, công chức cấp xã, khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, khái niệm về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, nội dung chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, quy trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và các chủ thể tham gia quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó có nghiên cứu đưa ra khung các tiêu chí đánh giá quy trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Thứ hai, chỉ ra các nghiên cứu được tổng thuật ở chương 1 chưa có nghiên cứu nào đánh giá toàn diện và một cách tổng quan về thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Từ đó, luận án này sẽ đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn các huyện ngoại thành của Hà nội trên cơ sở khảo sát các đối tượng nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Từ phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trên để chỉ ra những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua.
Thứ ba, Luận án hướng tới việc nghiên cứu quy trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở Hà Nội trong những năm tới, nâng cao năng lực chuyên môn, thực thi công vụ và đạo đức của người cán bộ, công chức cơ sở trong bộ máy chính trị ở địa phương nhằm thực hiện vai trò là người đưa mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới mọi người dân.
Tác giả hy vọng với những nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc hoàn thiện công tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở Hà Nội; góp phần vào sự nghiệp phát triển Thủ đô Hà Nội và đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Kết luận chương 1
Trong các nghiên cứu đã được đề cập ở Chương 1 có thể thấy được một số nội dung như sau: các nghiên cứu về cán bộ, công chức cấp xã trong bộ máy hành chính ở cơ sở, các nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở để từ đó đề cập đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, các nghiên cứu về chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã trong đó có chính sách đãi ngộ, chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này, các nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. Tuy nhiên các nghiên cứu này đều dựa trên quan điểm quản trị nguồn nhân lực, quản lý giáo dục, quản lý công để đề cập đến vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Ngay cả những nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thì quan điểm của các các giả này vẫn xuất phát từ lý luận quản trị nguồn nhân lực, quản lý công và dưới góc độ nghiên cứu lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Gần đây có một số luận văn ngành chính sách công của một số tác giả nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở phạm vi một số huyện ở Hà Nội. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng còn rất sơ sài chỉ nêu lên một vài khía cạnh trong thực hiện chính sách này ở phạm vi một vài xã, phường trong huyện và chưa có khảo sát sâu về quá trình thực hiện chính sách, cũng như đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện này ở địa phương. Hơn nữa, sau khi nói về vấn đề thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, các nghiên cứu này cũng đưa ra các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã dựa vào lý luận phát triển nguồn nhân lực và lý luận về quản lý giáo dục chứ không dựa vào lý luận của chính sách công.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Cấp xã
Hệ thống bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam theo quy định tại điều 110 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012 được xây dựng theo bốn cấp gồm: Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Trong hệ thống hành chính nước ta, chính quyền cấp xã là cấp có một vị trí quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, đảm bảo cho các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước được triển khai tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội.
Cấp xã là nơi gần dân nhất; là cầu nối trực tiếp giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước với nhân dân; hàng ngày lắng nghe, nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đối với tất cả chính sách của Nhà nước. Cấp xã có vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; triển khai và vận động nhân dân thực hiện tốt mọi đường lối, chính sách của Đảng, chủ trương, pháp luật của Nhà nước.
Chính quyền cấp xã là bộ máy quản lý hành chính nhà nước, hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước, bằng phương thức tác động của Nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thực hiện quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở.
2.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã
Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Điều 4, Khoản 3 đã quy định: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội; Cán bộ, công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định rõ:
- Cán bộ, công chức cấp xã có các chức danh sau đây: + Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có Tổ chức Hội Nông dân Việt Nam).
+ Trưởng Công an
+ Chỉ huy trưởng Quân sự
+ Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) hoặc địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
+ Văn phòng - thống kê + Tài chính - kế toán + Tư pháp - hộ tịch + Văn hóa - xã hội
Số lượng công chức cấp xã hiện nay được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 13/2019/TT-BNV. Theo đó, mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 01 người trở lên, việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn (trừ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP), cụ thể:
- Đối với các xã, phường, thị trấn loại 1: tối đa 23 người. - Đối với các xã, phường, thị trấn loại 2: tối đa 21 người. - Đối với các xã, phường, thị trấn loại 3: tối đa 19 người.
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 7-9-2020 về việc quy định số lượng và một số nội dung về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
1. Số lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn; định hướng bố trí kiêm nhiệm cán bộ xã, thị trấn; cơ cấu công chức xã, thị trấn theo phân loại đơn vị hành chính:
Số lượng
Các xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bố trí Trưởng Công an xã, thị trấn là công an chính quy, nên số lượng cán bộ, công chức tại các xã, thị trấn được bố trí như sau:
a) Xã, thị trấn loại 1: Bố trí tối đa 22 người, trong đó: cán bộ không quá 11 người, công chức không quá 11 người.
b) Xã, thị trấn loại 2: Bố trí tối đa 20 người, trong đó: cán bộ không quá 11 người, công chức không quá 09 người.
c) Xã, thị trấn loại 3: Bố trí tối đa 18 người, trong đó: cán bộ không quá 10 người, công chức không quá 08 người.
Định hướng bố trí kiêm nhiệm cán bộ
Bố trí Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì bố trí Phó Bí thư Đảng ủy (thường trực) kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Cơ cấu công chức
a) Chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự: Mỗi xã, thị trấn bố trí 01 công chức. b) Chức danh Tài chính - Kế toán: Mỗi xã, thị trấn bố trí 01 công chức. c) Chức danh Văn phòng - Thống kê: Mỗi xã, thị trấn bố trí 02 công chức.
d) Chức danh Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với thị trấn), Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): Mỗi xã, thị trấn bố trí 02 công chức, trong đó: 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ về lĩnh vực địa chính, 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ về lĩnh vực xây dựng - đô thị - môi trường (đối với thị trấn) hoặc lĩnh vực nông nghiệp - xây dựng - môi trường (đối với xã).
đ) Chức danh Văn hóa - Xã hội: Xã, thị trấn loại 1, loại 2: Bố trí 02 công chức, trong đó: 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Văn hóa thông tin, 01 công chức đảm nhận các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và xã hội; xã, thị trấn loại 3: bố trí 01 công chức Văn hóa Xã hội.
e) Chức danh Tư pháp - Hộ tịch: Xã, thị trấn loại 1 bố trí 02 công chức; Xã, thị trấn loại 2, loại 3 bố trí 01 công chức;
Trong trường hợp xã, thị trấn đã bố trí theo định hướng cơ cấu công chức tại khoản 3 Điều này mà vẫn còn chỉ tiêu công chức thì UBND huyện, thị xã có thể tiếp tục bố trí thêm vào các chức danh công chức theo mức độ yêu cầu nhiệm vụ được giao trên địa bàn nhưng không vượt quá số lượng công chức quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Tiêu chuẩn về ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với các chức danh công chức xã, phường, thị trấn.
- Chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Chức danh Văn phòng - Thống kê: Ngành hoặc chuyên ngành: Hành chính, Quản lý Nhà nước, Luật, Quản trị Văn phòng, Văn thư - Lưu trữ, Công nghệ thông tin.
- Chức danh Tài chính - Kế toán: Ngành hoặc chuyên ngành: Kế toán, Tài chính. - Chức danh Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng - môi trường (đối với xã): Ngành hoặc chuyên ngành: Địa chính, Quản lý đất đai (đối với lĩnh vực Địa chính, Nông nghiệp
hoặc đối với xã, phường, thị trấn được bố trí 01 công chức); Xây dựng, Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Môi trường (đối với lĩnh vực Xây dựng, Đô thị, Môi trường).
- Chức danh Văn hóa - Xã hội: Ngành hoặc chuyên ngành: Quản lý Văn hóa, Văn hóa học, Việt Nam học, Bảo tồn bảo tàng, Văn hóa - Du lịch (đối với lĩnh vực Văn hóa thông tin hoặc đối với xã, phường, thị trấn được bố trí 01 công chức); Công tác xã hội, Quản trị nhân lực, Xã hội học, Quản lý nguồn nhân lực, Bảo trợ xã hội, Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xã hội (đối với lĩnh vực Lao động Thương binh và xã hội).
- Chức danh Tư pháp - Hộ tịch: ngành hoặc chuyên ngành về Luật.
2.1.3. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã có những đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức trong nền công vụ Việt Nam. Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận của đội ngũ công chức được hình thành từ nguồn chính là tuyển dụng. Tuy nhiên đội cán bộ, công chức cấp xã có những đặc điểm mang tính đặc thù (do vai trò, vị trí của chính quyền cấp xã) như sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người thực hiện công vụ ở cấp xã; trực tiếp làm việc với người dân
Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực – pháp lý được thực hiện bởi những người được nhà nước trao quyền, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của