dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Cả về phương diện lý luận và thực tiễn đã cho thấy, thực hiện chính sách công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã đã đạt được nhiều thành tựu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở nước ta; góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; đặc biệt là đã góp phần to lớn vào thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã được đánh giá là thiếu tính ứng dụng, nặng về lý thuyết, chưa chú trọng những đặc thù riêng biệt của từng vị trí việc làm, từng địa phương, đặc biệt là ở những địa phương có những đặc thù riêng như vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng xa xôi hẻo lánh. Các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phải thiết kế được chương trình ĐTBD phù hợp với khung năng lực của từng vị trí việc làm, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của cơ sở hoặc địa phương, giúp nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trước hết phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Có nhiều nhân tố tác động đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; trong đó có những nhân tố mang tính khách quan và những nhân tố mang tính chủ quan như sau:
2.6.1. Các yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan là những yếu tố xuất hiện và tác động đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của cơ quan thực hiện chính sách. Các yếu tố này ít tạo ra những biến đổi bất thường do tồn tại và vận động theo quy luật khách quan. Trong thực tiễn, các yếu tố khách quan đôi khi không được các cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách chú ý. Tuy nhiên, những tác động của chúng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã lại rất lớn, vì cơ chế tác động giữa chúng với các vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được hình thành trên cơ sở của quy luật. Những yếu tố khách quan chủ yếu đó là:
Một là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được ban hành nhằm giải quyết các vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để
giúp họ có đủ trình độ chuyên môn, năng lực quản lý hành chính để thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Đội ngũ này là những người trực tiếp truyền đạt, thực hiện mọi chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân. Do đó, đây là một vấn đề cần được giải quyết. Do tính chất cấp bách của vấn đề chính sách này như đã phân tích ở trên, Nhà nước và xã hội ưu tiên các nguồn lực cho thực hiện. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, quản lý tốt xã hội trên các lĩnh vực ở cơ sở.
Hai là, môi trường thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã đó là toàn bộ các thành phần vật chất, phi vật chất tham gia thực hiện chính sách như: bầu không khí chính trị, trật tự xã hội ở địa phương, các điều kiện vật chất, kỹ thuật trong nền kinh tế, các nhóm lợi ích có được từ việc thực hiện chính sách. Các thuận lợi của môi trường thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng ở các địa phương của nước ta có thể kể đến: ngoài một số điểm nóng về trật tự trị an do khiếu kiện về đất đai, nói chung các cơ sở ở nước ta đều ổn định về trật tự xã hội; Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói riêng; các tổ chức Đảng, đoàn thể cùng chính quyền địa phương thống nhất trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và thực hiện đúng chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Đây là một yếu tố khách quan thuận lợi để thực hiện chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã ở nước ta.
Ba là, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhìn chung sẽ đem lại lợi ích cho các nhóm đối tượng khác nhau. Người cán bộ, công chức cấp xã đi học được nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý để có thể đảm đương các vị trí công tác hoặc vị trí lãnh đạo ở địa phương. Đây là một quyền lợi to lớn đối với họ. Do đó, phần lớn đối tượng được hưởng thụ của chính sách này rất tích cực tham gia. Đối với các cơ quan đơn vị trong cấp xã có cán bộ, công chức đi học sẽ được hưởng thụ những thành quả sau đào tạo; đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn tốt, có năng lực trong quản lý, thực thi công vụ sẽ góp giúp cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội của mình ở cơ sở trên mọi lĩnh vực; góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước. Mối
quan hệ lợi ích hài hòa này gắn kết thúc đẩy cả người cán bộ, công chức được cử đi học và cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện chính sách đều tích cực tìm các giải pháp thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, những người ở các vị trí công tác khác nhau, ở vùng khác nhau cũng không thỏa mãn như nhau bởi họ vẫn muốn đòi hỏi khác biệt. Do đó, trong quá trình thực hiện chính sách, các địa phương khác nhau và vận dụng cho các đối tượng khác nhau cần có những giải pháp khác nhau cho phù hợp với thực tiễn.
Bốn là tiềm lực chính trị và kinh tế của các nhóm đối tượng hưởng thụ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Đối tượng cán bộ, công chức cấp xã là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do đó, so với các đối tượng khác sinh sống ở xã, phường, thị trấn thì nhóm đối tượng này có điều kiện về kinh tế. Hơn nữa, họ là cán bộ, công chức ở cơ sở nên có vị thế trong cộng đồng ở địa phương. Họ có uy tín nhất định với mọi tầng lớp trong xã hội ở địa phương. Do đó, được nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý thông qua thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã họ rất phấn khởi và hầu hết mọi người đều tích cực tham gia hưởng ứng. Tuy nhiên, trong số các chức danh, vị trí công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thì vẫn có những chức danh mà vị trí của họ ở địa phương không được đánh giá cao như các vị trí khác. Do đó, ngay ở cùng một địa phương, khi thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vẫn phải có những giải pháp khác nhau cho những đối tượng đặc thù hoặc ở vị trí, địa vị khác nhau ở cơ sở.
Năm là đặc tính của đối tượng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Đặc tính của đối tượng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được thể hiện trong đặc điểm của đội ngũ này. Họ thường là người sinh ra hoặc đang sinh sống ngay ở địa phương. Phần lớn những người ở cơ sở có tác phong của nền sản xuất nhỏ, tính tự giác cũng không cao; tính kỉ luật so với đội ngũ cán bộ làm việc ở các cơ quan cấp cao hay ở các doanh nghiệp còn tương đối thấp; tính sáng tạo còn yếu, chủ yếu làm theo chỉ đạo của cấp trên và ít có sự đổi mới trong hoạt động công vụ. Do đó để thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, cơ quan chủ trì thực hiện chính sách cũng cần tuyên truyền để họ hiểu rõ về chính sách; hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong quá trình thực hiện việc tham
gia đào tạo, bồi dưỡng theo các quy định của Nhà nước trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Từ đặc điểm này, cơ quan chủ trì thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã khi xây dựng kế hoạch thực hiện, hay phân công phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị cần chi tiết và cụ thể những nội dung để cấp cơ sở thực hiện dễ dàng. Bên cạnh đó, những đối tượng có đặc thù khác biệt như người dân tộc thiểu số, cựu chiến binh, cơ quan chủ trì thực hiện chính sách cũng cần có những giải pháp tuyên truyền vận động hay chế độ chính sách đãi ngộ đặc thù cho họ.
2.6.2. Các yếu tố chủ quan
Một là, thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quá trình thực hiện chính sách chính sách ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách ĐTBD công chức cấp xã. Các bước luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên thực hiện chính sách luôn luôn là một chu trình đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các bước, các khâu. Nếu thiếu một bước thì việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí làm cho việc thực hiện chính sách không đạt được hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng đối với các đối tượng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, không phải ở mọi thời điểm, mọi vùng miền, mọi đối tượng chúng ta thực hiện đầy đủ các bước như trong phần lý luận đã nêu. Đối với vùng dân tộc, vùng khó khăn hay đối tượng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là cán bộ người dân tộc thiểu số thì chúng ta cần chú ý đến công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách. Do đặc điểm đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn khác với khu vực khác nên nhiều nơi cán bộ, công chức cấp xã ở những nơi này không muốn đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý để đạt chuẩn. Họ sẵn sàng bỏ công việc nếu như phải xa nhà để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, những đối tượng trẻ ở khu vực thành phố, nông thôn thì công tác tuyên truyền vận động trong quá trình thực hiện này không đặt ra vấn đề lớn. Đội ngũ cán bộ, công chức ở khu vực này sẵn sàng xin đi đào tạo, bồi dưỡng và thực tế ở nhiều nơi phải bình chọn cử người đi học vì số người mong muốn đi học lớn hơn với kế hoạch và chỉ tiêu được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Hai là, năng lực của đội ngũ cán, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương bao gồm cả ở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; năng lực của đội ngũ cán bộ này là yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
Thủ tục hành chính rườm rà trong xét cử cán bộ đi học, thái độ làm việc không minh bạch, không thân thiện và thủ tục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng có thể làm học viên bỏ học hoặc không có nguyện vọng học tập hết khóa, bỏ học giữa chừng. Năng lực và thái độ làm việc của đội ngũ công chức của cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sẽ quyết định chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách: năng lực thực hiện chính sách của công chức tốt, thì quá trình thực hiện chính sách sẽ diễn ra thuận lợi, thậm chí trong các bước tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có phát sinh những tình huống, vấn đề mới thì cũng dễ dàng điều chỉnh để đạt được mục tiêu chính sách này đã đặt ra; ngược lại, năng lực thực hiện chính sách của công chức kém thì quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể kéo dài thời gian và không đạt được mục tiêu chính sách trên.
Ba là, điều kiện vật chất ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng như đã phân tích ở trên. Do đó, từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm và xây dựng các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ này trong đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Nhà nước đã bố trí điều kiện vật chất cho việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thông qua ngân sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho người đi học. Do đó, một phần cán bộ, công chức cấp xã yên tâm tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách này, đối tượng cán bộ, công chức cấp xã vẫn phải đóng một phần kinh phí đào tạo do đó cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách. Ở những địa phương kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi, nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người học nhưng cũng có nơi kinh tế xã hội khó khăn thì các doanh nghiệp, cá nhân, cũng như ngân sách ở địa phương phụ thuộc vào ngân sách địa phương cấp nên không thể hỗ trợ người học. Do đó, cơ quan chủ trì thực hiện chính
sách nên có những giải pháp phù hợp hỗ trợ người học hoặc có chế độ đãi ngộ sau đào tạo cho người học để khuyến khích học tham gia thực hiện chính sách đào tạo,