Cao su nhân tạo: Được tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ để tạo ra một số tính

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (Trang 43 - 45)

chất đặc biệt mà cao su tự nhiên khơng có được.

1.3.2. Tính chất:

- Cao su có trọng lượng riêng từ 0,92 - 0,94g/cm3, cao su thiên nhiên có tính chịu nhiệt kém (trên 400C thì mềm, đến 1000C thì rất dẻo, đến 1800C thì chảy ra, - 80C thì cứng lại và mất tính đàn hồi).

- Cao su dùng trong công nghiệp và đời sống là cao su thiên nhiên đã lưu hoá, tức là pha thêm vào từ 1- 2 % Lưu huỳnh có tác dụng giữ cho cao su có tính đàn hồi ở nhiệtđộ – 200C đến 1000C.

- Cao su có tính đàn hồi cao, có tính chịu kéo rất tốt, có khả năng dập tắt các rung động, khơng thấm nước, chịu được tác dụng của axít, kiềm.

- Nhược điểm của cao su là tính dẫn nhiệt kém, bị giảm cơ, lý tính khi chịu tác dụng của ánh sáng và nhiệt độ và bị rạn nứt dưới tác dụng của lực kéo.

1.3.3. Công dụng:

Trong chế tạo máy, cao su được dùng rộng rãi như làm các đai truyền động, các đệm và vòng đệm làm kín các mặt tiếp xúc tránh chảy dầu chảy nước, hở khí hoặc làm các ống dẫn nước, ống dẫn hơi chịu áp suất thấp.

- Cao su thiên nhiên (có kí hiệu NR) được sử dụng làm lốp ô tô và các sản phẩm dùng trong môi trường xăng, dầu mỡ.

- Cao su cứng (lưu hoá với lượng lưu huỳnh lớn), dùng cho công nghiệp điện kỹ thuật. Loại này không dùng trong môi trường axit với nồng độ cao hơn 5%.

2. Amiăng và compozit. 2.1. Amiăng. 2.1. Amiăng.

2.1.1. Tính chất.

- Amiăng lấy từ quặng mỏ, thành phần gồm chất canxi Silicat và magie màu trắng mịn, có thớ nhỏ, có sợi mịn nhỏ đến micromet. Sợi amiăng có tính đàn hồi cao và có thể xoắn lại thành một dây lớn. Amiăng có nhiều loại, nhưng loại thường dùng là amiăng crizơtin.

- Trọng lượng riêng của amiăng là 2,4 - 2,6g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 1450 - 15500C. Nó có thể làm việc lâu dài ở nhiệt độ 5000C, nó có tính chịu kiềm và axít kém.

2.1.2. Cơng dụng: Trong công nghiệp chế tạo máy amiăng được dùng rộng rãi làm chất cách điện, cách nhiệt. Để thích ứng với các cơng việc khác nhau người ta làm chất cách điện, cách nhiệt. Để thích ứng với các cơng việc khác nhau người ta chế tạo amiăng thành các loại dây amiăng, vải, nhựa…vv. Trên xe ôtô người ta dùng các loại dây amiăng để làm kín các đường ống xả, đệm amiăng làm đệm mặt máy, các má phanh xe.

Cần chú ý rằng bụi amiăng có tính độc cao, có thể gây ra nhiều bệnh cho con người. Vì vậy khi làm các cơng việc có tiếp xúc với bụi amiăng cần tuân thủ các quy định vệ sinh và an toàn lao động.

2.2. Compozit. 2.2.1. Đặc điểm. 2.2.1. Đặc điểm.

- Là vật liệu nhiều pha, các pha thường rất khác xa nhau về bản chất. Chúng khơng hồ tan lẫn nhau và phân cách nhau bằng danh giới pha.

- Compozit thơng thường có hai pha : pha liên tục trong tồn khối kết cấu được gọi là nền, Pha phân bố gifn đoạn được nền bao bọc gọi là cốt. Tỷ lệ các pha, hình dáng, kích thước cũng như sự phân bố nền và cốt theo điều kiện kỹ thuật thiết kế của người sử dụng.

- Nền là pha liên tục, đóng vai trị liên kết tồn bộ các phần tử cốt tạo thành một khối thống nhất và hình thành sản phẩm theo thiết kế, đồng thời nó che phủ, bảo vệ cốt khỏi các tác hại của mơi trường bên ngồi.

- Các loại nền thường dùng là loại chất dẻo, nền kim loại, nền gốm.

- Cốt là pha khơng liên tục trong compozit đóng vai trị tạo lên độ bền, độ đàn hồi và cứng của compozit. Các loại cốt thường dùng là : cốt chất vô cơ (các sợi bo, sợi cácbon), cốt hữu cơ, sợi kim loại (sợi thép, bột vonfram, bột mơlípđen).

2.2.2. Tính chất.

- Có độ bền cao : các loại compozít hầu hết có độ bền cơ, bền nhiệt cao, có khả năng chịu va đập, chịu mài mịn.

- Có tính cơng nghệ tốt : hầu hết các loại compozit đều có tính đúc, tính hàn cao nên có thể chế tạo được các chi tiết có hình dạng phức tạp.

- Có trong lượng riêng nhẹ: các loại compozit dùng cốt là chất vơ cơ thường có trọng lượng riêng nhẹ (2 - 4g/cm3).

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)