Ký hiệu: Theo TCVN 1659 – 75 Các nguyên tố cơ bản có mặt trong hợp kim được ký hiệu theo bảng hệ thống tuần hoàn Menđêleep, con số đứng sau nguyên tố

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (Trang 36)

được ký hiệu theo bảng hệ thống tuần hoàn Menđêleep, con số đứng sau nguyên tố nào chỉ hàm lượng % trung bình ngun tố đó. Nếu hàm lượng <1% thì ký hiệu 0 đằng trước rồi đến phần thập phân mà khơng cần ghi dấu phẩy, sau cùng ký hiệu có chữ Z là biểu thị loại dẻo, dễ dập sâu, kéo sợi.

Ví dụ: AlMg1 là hợp kim nhơm biến dạng có hàm lượng Mg trung bình là 1%, cịn lại các thành phần khác cho trong bảng phải dùng sổ tay để tra cứu.

AlMg06Z là hợp kim nhơm biến dạng có hàm lượng Mg trung bình là 0,6% và là hợp kim nhôm dẻo.

2.2.2. Duyara.

+ Là một trong những hợp kim nhôm biến dạng điển hình và là loại đặc biệt hố bền được, có độ bền trung bình đến độ bền cao. Sau khi tơi, đạt được бb = 420 ÷ 470MN/m2 ngang với thép C30. Loại này có đặc tính chung là nhẹ, tính chống ăn mịn kém nhưng xử lý được bằng cách phủ lớp nhôm nguyên chất với chiều dày 4 – 8% đường kính dây hay chiều dầy của tấm, có độ bền rất cao.

a. Tính chất:

+ Là hợp kim của nhơm với Cu, Mg và Mn. Thành phần hóa học cơ bản gồm 2,5 - 6% là Cu, 0,4-2,8% Mg, 0,4-1% là Mn, cịn lại là nhơm. Magiê và đồng làm tăng độ bền, còn Mangan làm tăng tính chịu ăn mịn của đuyara.

+ Đuyara được nhiệt luyện bằng cách: Tôi đuyara ở nhiệt độ 5000C trong nước, sau đó hố già tự nhiên trong 4 ngày đêm (hố già là q trình nhiệt luyện làm thay đổi cấu trúc tinh thể và tính chất của hợp kim đã tơi. Q trình đó diễn ra ở nhiệt độ thường gọi là hoá già tự nhiên. Nếu hoá già ở nhiệt độ cao gọi là hoá già nhân tạo).

b. Ký hiệu:

- Theo TCVN 1659- 75: Đuyara được ký hiệu bằng chữ D tiếp theo là con số chỉ số thức tự và số hiệu của 18 Đuyara dùng để tra cứu, cuối cùng là chữ Z (dẻo)

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (Trang 36)