8 TÍNH CHẤT PHAN HÔ TÔ
8.3.1. Động lực học bánh xe khi phanh
Khảo sát quá trình phanh thực hiện nhờ lực ma sát tại cơ cấu phanh. Hình 8-3 mô tả hệ thống phanh dẫn động thủy lực trợ lực chân không và cơ cấu
nhấn bàn đạp phanh. Qua cơ cấu dẫn động phanh, má phanh ép mạnh vào đĩa
phanh tạo ra mô men phanh Mp hãm chuyển động quay của đĩa phanh, bánh xe.
Hình 8-3 Sơ đồ hệ thống phanh dẫn động thủy lực trợ lực chân không với cơ cấu phanh đĩa
Biên soạn: TS. Phan Minh Đức – Bộ môn Ô tô, khoa Cơ khí Giao thông 92 Hình 8-4 Lực tác dụng vào bánh xe khi phanh
Lực và mô men tác dụng vào bánh xe khi phanh được mô tả trên Hình 8-4: Trọng lực tác dụng trên bánh xe Gw
Phản lực pháp tuyến của mặt đường FZ
Mô men cản lăn MR, ngược chiều quay bánh xe
Mô men lực quán tính Mj, cùng chiều quay bánh xe khi phanh
Mô men phanh tại cơ cấu phanh Mp, ngược chiều quay bánh xe
Phản lực tiếp tuyến của đường FB Lực tác dụng từ khung xe K
Khi bánh xe chịu mô men hãm Mp, bánh xe quay chậm lại. Ngoài ra, do quán tính, chuyển động tịnh tiến về trước của ô tô còn được duy trì nên bánh xe tác dụng lực vào đường theo hướng chuyển động. Phản lực Fbr của mặt đường
tác dụng lại bánh xe đúng bằng về độ lớn nhưng ngược chiều với lực này. Lực
Fbr là phản lực tiếp tuyến tác dụng vào bánh xe khi phanh, được gọi là lực
phanh.
Trong trường hợp tổng quát, từ điều kiện cân bằng mô men các lực của bánh xe đối với trục quay của nó, ta có lực phanh tại bánh xe được xác định:
dyn j R p B r M - M M F Eq. 8-1 Mp +MR- Mj Gw FZ FB V K rdyn