Sự kém tương thích giữa hệ thống treo và hệ thống lái

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết ô tô (Trang 117 - 118)

9 TÍNH NĂNG DẪN HƯỚNG CỦA Ô TÔ

9.4.2. Sự kém tương thích giữa hệ thống treo và hệ thống lái

Hình 9-10 mô tả các vị trí tương quan của hệ thống treo, lái của một ô tô

với hệ thống treo phụ thuộc cho trục bánh xe dẫn hướng. Trục mang bánh xe

Biên soạn: TS. Phan Minh Đức – Bộ môn Ô tô, khoa Cơ khí Giao thông 118 của hệ thống treo, nối với khung tại gối cố định và gối tùy động. Ngoài ra, trục

bánh xe dẫn hướng (cam quay) còn được liên kết với thanh kéo (3) của hệ

thống lái.

a/ b/ c/

1 – Dầm bánh xe dẫn hướng 2 – Nhíp 3 – Thanh kéo dọc 4,5 – Gối đỡ nhíp Hình 9-10 Các vị trí tương quan giữa hệ thống treo và hệ thống lái

Khảo sát sự bố trí như Hình 9-10 a. Khi chịu tải trọng thẳng đứng thay đổi

(do nhấp nhô trên đường), do sự biến dạng của hệ thống treo nên có sự di

chuyển tương đối giữa bánh xe dẫn hướng và khung xe. Tâm của khớp nối cam

quay (và thanh kéo dọc) sẽ di chuyển trên mặt cầu tâm S, bán kính ST – có vết

(trên mặt phẳng dọc của ô tô) là cung MM. Tâm của khớp nối thanh kéo dọc

với cam quay sẽ di chuyển trên mặt cầu tâm U, bán kính UT – có vết (trên mặt

phẳng dọc của ô tô) là cung NN. Do hai mặt cầu có tâm ở hai phía ngược nhau

nên vùng không gian ngoài hai mặt cầu (gạch chéo) sẽ lớn, dẫn đến tâm của

khớp cầu T sẽ di chuyển nhiều trong cả phương thẳng đứng và ngang. Di chuyển trong phương ngang sẽ làm quay bánh xe dẫn hướng quanh trụ quay

chuyển hướng. Như vậy, để loại trừ hoặc giảm chuyển động theo phương

ngang của tâm khớp nối T, hai mặt cầu phải cùng về một phía và lồng nhau như sơ đồ b/ hoặc c/. Trong 3 sơ đồ này, sự bố trí theo sơ đồ c/ sẽ giảm dao động

bánh xe dẫn hướng nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết ô tô (Trang 117 - 118)