Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 34)

Hoạt động của NHCSXH mang tính đặc thù, là công cụ của Nhà nước để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác mà không vì mục đích lợi nhuận, nên việc đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH c ng có những đặc thù riêng với những tiêu chí cơ bản sau đây:

Thứ nhất, doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, chỉ tiêu này cho thấy được khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng ua các năm. Do đó nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Chỉ tiêu doanh số cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn về quy mô hoạt động cho vay trong từng thời kỳ cần phải xét đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay.

Thứ hai, tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này c ng tương tự như chỉ tiêu doanh số cho vay, tuy nhiên nó là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay kém… Tuy nhiên, điều đó c ng không có nghĩa là tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng tốt bởi lẽ khi ngân hàng cho vay vượt quá mức giới hạn c ng là lúc ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro về cho vay.

Tốc độ tăng trưởng

cho vay = × 100%

Doanh số cho vay kỳ báo cáo

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đồng thời đây c ng là chỉ tiêu phản ánh uy tín của ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của ngân hàng với thị phần cho vay của ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh quy mô hoạt động của đơn vị năm nay so với năm trước, tốc độ tăng trưởng càng cao chứng tỏ quy mô cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng trưởng mạnh.

Thứ ba, Luỹ kế số lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn Ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được sử dụng vốn cho vay ưu đãi trên tổng số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh, đây là chỉ tiêu đánh giá về số lượng. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.

Thứ tư, tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác cho vay; bằng tổng số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn trên tổng số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khácđủ tiêu chuẩn để vay.

L y kế số lượt hộ được vay vốn đến

cuối kỳ trước

L y kế số lượt hộ được vay trong kỳ

báo cáo + = Tổng số lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn

Tốc độ tăng trưởng dư

nợ = × 100%

Dư nợ cho vay kỳ báo cáo

Thứ năm, số tiền vay bình quân một hộ

Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hay không.

Thứ sáu, chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chia cho tổng thu nhập tại ngân hàng.

Hoạt động cho vay tuy chứa đựng nhiều rủi ro nhưng hiện tại lại là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do vậy, chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo và

các đối tượng chính sách khác

=

Thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

Tổng thu nhập Số tiền cho vay

bình quân một hộ =

Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo

Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo Tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn = × 100%

Tổng số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn

Tổng số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ tiêu chuẩn vay

của ngân hàng do hoạt động cho vay mang lại. Chính vì thế ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn thì ngân hàng phải tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay. Song chỉ có chỉ tiêu này chúng ta chưa thể đánh giá được chất lượng cho vay của ngân hàng là tốt hay xấu mà phải kết hợp với các chỉ tiêu khác.

Thứ bảy, chỉ tiêu về nợ xấu.

Khi quyết định tài trợ vốn cho khách hàng, ngân hàng luôn quan tâm tới khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Đến hạn trả nợ nếu người vay không trả được và không được gia hạn thì khoản vay này sẽ chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn, ngoài ra ngân hàng phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán cho hoạt động huy động vốn.

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ tại ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm nợ xấu. Đối với NHCSXH, nếu tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 3% thì có thể đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng tương đối cao. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn từ 3 ÷ 5% thì mức độ an toàn của ngân hàng là bình thường. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 5% hoạt động ngân hàng chứa nhiều rủi ro, đặc biệt trong trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 7% chất lượng tín dụng ngân hàng được đánh giá là yếu kém.

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thấp biểu hiện chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng có độ an toàn cao tức là rủi ro thấp. Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá chính xác hơn chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng thì người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn thành hai loại đó là: Tỷ lệ nợ xấu có khả năng thu hồi, tỷ lệ nợ xấu không có khả năng thu hồi. Căn cứ vào tỷ lệ hai loại nợ quá hạn trên trong tổng nợ xấu có thể đánh giá được chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.

= Nợ xấu

Tổng dư nợ

Nợ xấu không có khả năng thu hồi là những khoản nợ mà người vay hầu như không thể trả được cho ngân hàng, nguyên nhân là do khách hàng vay vốn về kinh doanh nhưng bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng hoặc c ng có trường hợp khách hàng trây ì không chịu trả.

Thứ tám, các hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội

Thông ua chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, hộ nghèo và các đối tượng chính sách được trợ giúp một phần chi phí sản xuất, từ đó góp phần giảm giá thành sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, từng bước làm quen dần với nền sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường. Với lãi suất cho vay ưu đãi, người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được hưởng lợi trực tiếp từ lãi suất lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Vốn vay đã giúp bà con nông dân chủ động nguồn tài chính để mua sắm thiết bị, máy móc, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí học tập và đời sống sinh hoạt do đó đã phòng ngừa và hạn chế nạn cho vay nặng lãi, bán lúa non tồn tại lâu đời trong nông thôn; Đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ ... mặt khác đã giải quyết được các vấn đề bức xúc trong nhân dân như: nhà ở, việc làm, môi trường và nước sạch, học tập... Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống trong nhân dân giữa các vùng miền trong tỉnh.

Thông qua việc các tổ chức Hội đoàn thể tham gia dịch vụ ủy thác đã tạo nên phong trào thi đua làm tốt, phát triển thêm hội viên, gắn kết hoạt động của tổ

Tỷ lệ nợ xấu không có khả năng thu hồi =

Dư nợ khó đòi

chức hội với công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, do đó đã góp phần tăng cường và mở rộng hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác.

Tín dụng chính sách đã đem lại những hiệu quả thiết thực, từ cho vay theo hộ gia đình là chủ yếu, đã bước đầu hình thành các nhóm hộ, dự án liên kết sản xuất theo tiểu vùng để khai thác lợi thế, thế mạnh riêng có ở địa phương, hình thành nên các tiểu vùng kinh tế. Nhiều dự án sản xuất tiểu vùng đã góp phần làm thay đổi cách tư duy, từ làm ăn nhỏ lẻ manh mún chuyển sang theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với con giống, cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra lượng hàng hóa lớn tại các vùng nông thôn, miền núi.

Việc cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, phù hợp với sự phát triển của từng vùng, miền; nguồn vốn tín dụng ưu đãi do NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đã mang lại hiệu uả thiết thực; góp phần thúc đẩy đáng kể vào việc hoàn thành tiêu trí xây dựng nông thôn mới của các xã đăng ký về đích ua các năm trên toàn tỉnh, từ đó góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội được cấp ủy Đảng, chính uyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

NHCSXH ủy thác một số nội dung công việc ua các Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác đã tạo được kênh dẫn vốn tín dụng chính sách nhanh nhất, gần nhất đến các đối tượng được thụ hưởng, thông ua việc bình xét cho vay công khai đã có tác động tích cực đến tính năng động, sáng tạo của các hộ vay vốn, khuyến khích việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu uả; tạo khả năng phát huy thế mạnh của các Tổ chức Hội, Đoàn thể trong việc tập hợp lực lượng từ cơ sở; việc bình xét cho vay, kiểm tra hiệu uả sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ gốc, lãi của các đối tượng thụ hưởng được thuận lợi hơn. Thông ua việc nhận ủy thác các Tổ chức Hội, Đoàn thể và Tổ TK&VV được chi trả

khoản tiền phí ủy thác và hoa hồng đã tạo điều kiện cho các tổ chức Hội, Đoàn thể có thêm nguồn kinh phí hoạt động, thu hút được nhiều hội viên, củng cố và nâng cao được chất lượng hoạt động của phong trào Hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)