Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 86)

Hoạt động của NHCSXH phục vụ cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu từ vốn Ngân sách Nhà nước cấp, lãi suất và mức cho vay c ng được uy định cụ thể cho từng thời kỳ. Điều này chỉ có thể thực hiện trong thời gian ngắn còn về lâu dài thì khó có thể thực hiện được. Qua kinh nghiệm thực tế của một số nước cho thấy để hoạt động tín dụng ưu đãi được hiệu uả bền lâu, đề nghị Chính phủ cho phép hệ thống NHCSXH được thực hiện:

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: ngoài nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, Chính phủ cần có chính sách chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tài chính khác của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội vào NHCSXH. Đồng thời cho phép NHCSXH tổ chức huy động vốn bằng nhiều hình thức khác như trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh…để từ đó chủ động mở rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

- Về lãi suất ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách không nên quy định cụ thể cứng nhắc và uá thấp như hiện nay. Cho phép NHCSXH thực hiện lãi suất ưu đãi nhưng tiếp cận dần với lãi suất thị trường từ đó giảm phí cấp bù lãi suất cho Ngân sách Nhà nước, bỏ đi tính ỷ lại vào lãi suất của người nghèo và đảm bảo cho NHCSXH phát triển bền vững.

- Về điều kiện hạ tầng cơ sở của hệ thống NHCSXH hiện ở mức rất thấp, bất cập so với nhiệm vụ được giao, vì vậy rất cần sự uan tâm của Chính phủ để tập trung đầu tư nâng cao điều kiện hạ tầng cơ sở (trụ sở, trang thiết bị,…) đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ toàn ngành hiện nay, trong tình hình hội nhập uốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng.

- Về trình độ hiểu biết kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ dân trí của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hiện nay tương đối

thấp ảnh hưởng lớn tới hiệu uả tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để cải thiện tình hình này rất cần sự uan tâm của Chính phủ, của Chính uyền địa phương để từng bước nâng cao trình độ dân chí, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn hiệu uả hơn.

- Đề nghị Chính phủ nghiên cứu nâng dần chuẩn nghèo của Việt Nam cho phù hợp với khu vực và uốc tế; chỉ đạo các ngành, các cấp điều tra hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách trung thực, đúng thực tế.

- Đề nghị Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng của chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với đối tượng là hộ có mức sống trung bình. Xem xét kéo dài thời gian thụ hưởng chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ từ 03 năm lên 05 năm kể từ khi hộ mới thoát nghèo ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng thời bổ sung đối tượng có thu nhập và hoàn cảnh tương đồng như Hộ mới thoát nghèo nhưng trước đây chưa nằm trong danh sách điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nâng mức cho vay chương trình NSVSMT để đầu tư, xây dựng, sửa chữa công trình nước sạch, công trình vệ sinh để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)