Qua nghiên cứu trên các mặt hoạt động của các ngân hàng phục vụ cho người nghèo như nêu trên chúng ta có thể áp dụng một số bài học kinh nghiệm vào NHCSXH tỉnh Bắc Ninh:
Một là, nhận thức về người nghèo, họ là những người có lòng tin, tự trọng,có khả năng vươn lên để thoát khỏi nghèo đói, do đó họ có khả năng trả nợ sòng phẳng. Đánh giá đúng nội sinh người nghèo đã tạo ra một lòng tin và uyết tâm cho ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo như các nước đã làm;
Hai là, sử dụng bộ máy nhân sự gần g i với người nghèo, hiểu biết nông
thôn và tâm huyết với người nghèo;
Ba là, NHCSXH là một thiết chế tín dụng đặc biệt, hoạt động theo ui định riêng, ngoài nguyên tắc chung theo ui định của luật Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác phải điều chỉnh bổ sung một số điều luật cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của NHCSXH;
Bốn là, tập trung các nguồn vốn vào một đầu mối để thực hiện mục tiêu
hỗ trợ cho người nghèo theo chương trình của Chính phủ. Người nghèo nước ta c ng như các uốc gia khác, gia tài của họ rất ít . Vì vậy, phải cho họ vay bằng biện pháp tín chấp, trả nợ dần bằng kết uả sản xuất và tiết kiệm bắt buộc đối với người vay vốn;
Năm là, tín dụng cho người nghèo thường kết hợp lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của Chính phủ, thường đem lại những hiệu uả tích cực;
Sáu là, về chính sách Nhà nước.
Hỗ trợ vốn cho người nghèo có những đặc điểm khác biệt như, có những chế độ ưu đãi nhất định của Nhà nước về thuế, lãi suất và thường không có tài sản thế chấp. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ kênh cho vay này, nhằm tránh tiêu cực và nâng cao hiệu uả của đồng vốn.
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ỦY THÁC THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC HỘI, ĐOÀN THỂ CỦA CHI NHÁNH
NHCSXH TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2018-2020