Thứ nhất, chủ động tham mưu triển khai
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 và Tổng Giám đốc NHCSXH có văn bản 2859/NHCS-TDNN ngày 13/8/2015 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản 2317/UBND-KTTH ngày 26/8/2015 về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Theo đó, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các sở, ban ngành có liên uan phối hợp với NHCSXH tỉnh trong việc tổ chức, thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn lập danh sách hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong 3 năm (2012, 2013, 2014) xong trước ngày 5/9/2015 và hàng năm trước ngày 31/12 lập danh sách các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt, làm cơ sở xác nhận để NHCSXH cho vay.
NHCSXH huyện, thị xã báo cáo và tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH cùng cấp chỉ đạo UBND cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội, các Tổ TK&VV tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện; tổ chức niêm yết công khai chủ trương trên bảng thông tin của NHCSXH tại điểm giao dịch xã.
NHCSXH tỉnh c ng xây dựng kế hoạch được NHCSXH giao chỉ tiêu kế hoạch chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và chủ động tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh phân giao cho các huyện, thị xã và thành phố; chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện cần thiết
giải ngân nhanh, gọn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thứ hai, thủ tục cho vay được tiến hành nhanh chóng
Để đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng nhanh và hiệu uả, NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, Ban uản lý Tổ TK&VV căn cứ danh sách được phê duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hàng năm, tiến hành rà soát các hộ có nhu cầu vay vốn và phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Khi tập hợp được danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn thì NHCSXH phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV khẩn trương hướng dẫn uy trình, thủ tục và trực tiếp hướng dẫn hộ vay hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Thứ ba,công tác phối hợp quản lý chung đối với chương trình cho vay theo phương thức ủy thác
Công tác phối hợp quản lý chung được các bên thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, cụ thể:
Thường xuyên thông báo kết quả cho nhau và cùng nhau trao đổi nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các trường hợp người vay vi phạm uy định của Ngân hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ gốc, trả lãi.
Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay, sử dụng vốn vay.
Hai bên thống nhất các vấn đề cần kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.
Thứ tư, hiệu quả đồng vốn được đảm bảo
Về thủ tục cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, có nhu cầu vay vốn vẫn áp dụng theo uy định hiện hành, bảo đảm đơn giản. Khi có nhu cầu vay vốn, hộ vay chỉ cần viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV, Tổ thực hiện họp Tổ bình xét vay vốn, sau đó gửi UBND xã xét duyệt đề nghị NHCSXH cho vay.
NHCSXH sẽ căn cứ vào đề nghị của UBND xã để xem xét, kiểm tra nếu hợp lệ, hợp pháp thì phê duyệt cho vay và tổ chức giải ngân cho hộ vay tại Điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch.
Tuy nhiên để đảm bảo vốn vay có hiệu uả, đối với các hộ vay số tiền lớn phải xem xét đến khả năng tính toán, uản lý việc đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ vay và phải giám sát chặt chẽ.
Từ đầu năm đến nay, Ban Đại diện HĐQT phối hợp với các hội, đoàn thể cấp tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động ủy thác; chỉ đạo các phòng giao dịch huyện, thị xã phối hợp hội, đoàn thể cấp huyện tiến hành kiểm tra, giám sát theo kế hoạch đã xây dựng. Qua đó, thực hiện 4 cuộc kiểm tra, phúc tra tại 4 phòng giao dịch huyện trực thuộc chi nhánh tỉnh; kiểm tra thực tế tại 17 xã với 132 tổ tiết kiệm và vay vốn; 3.916 hộ vay với số tiền được kiểm tra, đối chiếu gần 114,4 tỷ đồng. Các đơn vị triển khai kịp thời, nghiêm túc các chương trình, chính sách mới về tín dụng chính sách xã hội, triển khai thực hiện nhanh chóng kế hoạch tín dụng được giao. Đối với hoạt động ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể, đơn vị nhận ủy thác từ cấp tỉnh đến cơ sở đều triển khai tốt các hoạt động theo nội dung ủy thác đã ký kết.
Kết quả phỏng vấn: 100% người được phỏng vấn cho rằng việc thành lập, quản lý các Tổ TK&VV theo địa bàn rất thuận lợi trong mọi việc như: họp Tổ, đi thu nợ, lãi, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT.