Thứ nhất, các vấn đề về thủ tục, pháp lý.
Trong uá trình triển khai thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác qua các tổ chức chính trị - xã hội, các bên ủy thác và nhận ủy thác đã phối hợp chặt chẽ với nhau tăng cường kiểm tra giám sát, cùng nhau tổng kết rút kinh nghiệm và bổ khuyết kịp thời những tồn tại, thiếu sót. Thực hiện chỉ đạo của Hội sở, trong những năm ua chi nhánh NHCSXH tỉnh cùng các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã ký kết các phụ lục hợp đồng bổ sung điều chỉnh một số điều khoản cho phù hợp với thực tế.
Ngày 14/11/2005 NHCSXH Việt Nam ban hành văn bản số 3230/NHCS-NVTD về việc chấn chỉnh công tác ủy thác cho vay ua các tổ chức chính trị - xã hội. Những nội dung trong văn bản đã được chi nhánh cùng các tổ chức Hội nhận ủy thác triển khai kịp thời từ đó nâng cao hiệu uả công tác ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện tốt ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ua các tổ chức chính trị - xã hội, sau khi có văn bản trên (số 3230), NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã ký kết văn bản thỏa thuận và hợp đồng ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với 4 tổ chức chính trị-xã hội. Chỉ đạo các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị ký kết văn bản liên tịch với 100% tổ chức Hội, đoàn thể ở huyện, thị; hợp đồng ủy thác với 100%
tổ chức Hội cấp xã và ký kết hợp đồng ủy nhiệm với 100% các tổ tiết kiệm và vay vốn.
Đến nay toàn chi nhánh đã ký kết 48 văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận, 588 hợp đồng ủy thác và 2.880 hợp đồng ủy nhiệm. Đồng thời trong những năm ua chi nhánh đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ng cán bộ ngân hàng, cán bộ Hội và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn. Đến nay, đã tổ chức lớp tập huấn: 886 lớp, tổng số lượt người tham gia: 40.207 lượt người; từ đó nâng cao được trình độ nghiệp vụ của cán bộ, tăng chất lượng hiệu uả vốn vay.
Phần trên đã nêu, nhiệm vụ chính của NHCSXH Bắc Ninh là cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm ua để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao chi nhánh đã triển khai thực hiện có hiệu uả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành và vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chính vì vậy vốn tín dụng của chi nhánh, đặc biệt là tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ủy thác ua các tổ chức chính trị - xã hội có bước tăng trưởng khá, đồng vốn đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu uả thiết thực, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn của NHCSXH đã từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Việc cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn của chi nhánh đều được thực hiện thông ua phương thức ủy thác ua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Phương thức cho vay này có ý nghĩa uan trọng là huy động được sức mạnh tổng lực của các Hội đoàn thể, của toàn xã hội vào việc thực hiện tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để thực hiện mục tiêu uốc gia xóa đói giảm nghèo, giải uyết việc làm trên địa bàn.
Phương thức cho vay này một mặt gắn kết và ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội với vốn vay, đây là một yếu tố uan trọng trong
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (một loại hình cho vay không có tài sản làm đảm bảo) và các Hội, đoàn thể đóng vai trò uan trọng ràng buộc trách nhiệm trả nợ của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn; mặt khác các hội viên thông ua vay vốn sẽ gắn kết với nhau hơn, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao tính cộng đồng truyền thống của người Việt Nam.
Ngoài việc triển khai chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh trong những năm ua c ng đã uan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi khác như: cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay ưu đãi đối với học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học, cho vay giải uyết việc làm theo Nghị định 61 của Chính phủ, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (KFW). Nhìn chung các chương trình cho vay ưu đãi đều được chi nhánh uan tâm chỉ đạo triển khai kịp thời không để tồn đọng lãng phí vốn.
Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% cán bộ NHCSXH, Tổ TK&VV, cán bộ Hội các cấp đều khẳng định phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội là cách làm năng động, sáng tạo. Đây là mô hình rất hiệu quả, mang tính đặc trưng cao và phù hợp với đặc thù của nước ta.
Thứ hai, công tác phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với
NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.
- Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội:
Chỉ đạo bộ phận truyền thông của các tổ chức Hội, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, uy định của Ngân hàng trong việc cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống.
Chỉ đạo Hội, đoàn thể các cấp phối hợp với chính quyền cơ sở thành lập Tổ TK&VV để tạo lập kênh dẫn vốn trực tiếp đến người vay, giúp người
vay tiếp cận với dịch vụ tài chính Ngân hàng, phát huy truyền thống đoàn kết tương trợ trong cộng đồng, giúp đỡ nhau trong đời sống và sản xuất, sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc nhau trả nợ tiền đúng kỳ hạn đã cam kết.
Cung cấp đúng, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên uan đến vốn nhận ủy thác do NHCSXH và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Phối hợp với NHCSXH triển khai thực hiện nghiêm túc việc cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay. Việc cho vay, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ rủi ro...phải tuân theo các văn bản pháp uy, các uy định nghiệp vụ và văn bản liên quan khác của NHCSXH. Sử dụng vốn nhận ủy thác đúng mục đích, đúng nội dung đã uy định và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay.
Thực hiện đúng theo thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay về hoàn trả vốn nhận ủy thác và lãi thu được đúng hạn.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay và thực hiện báo cáo, thống kê theo đúng uy định của NHCSXH.
Tham gia soạn thảo các tài liệu tập huấn và tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ do NHCSXH tổ chức.
Tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho người vay.
Cung cấp cho NHCSXH về nguyện vọng của thành viên các tổ chức Hội, đoàn thể liên quan tới việc vay vốn của NHCSXH và đề xuất ý kiến cải tiến thủ tục, quy trình cho vay.
- Trách nhiệm của NHCSXH:
Thực hiện đúng nội dung thỏa thuận và cam kết ghi trong hợp đồng ủy thác cho vay. Chi trả phí ủy thác đầy đủ, kịp thời.
Phối hợp với Các tổ chức Hội, đoàn thể các cấp để xử lý rủi ro theo thỏa thuận và cam kết ghi trong hợp đồng ủy thác cho vay.
Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện hợp đồng ủy thác cho vay theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Cung cấp cho các tổ chức ủy thác các văn bản pháp uy, uy định về nghiệp vụ cho vay của NHCSXH; các mẫu ấn chỉ, mẫu giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn, mẫu báo cáo thống kê và các văn bản liên quan khác.
Kết quả phòng vấn cho thấy 90% người phỏng vấn khẳng định việc phối hợp giữa các bên được thực hiện rất tốt, còn 10% cho rằng cần phải phối hợp tích cực hơn nữa.
Thứ ba, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho vay, phổ biến và hướng dẫn những văn bản liên quan khác của NHCSXH cho các tổ chức ủy thác, Tổ TK&VV nhằm giúp đỡ đôn đốc các Tổ TK&VV, người vay thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
Một trong những nội dung đầu tiên mà Các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện trong chương trình nhận ủy thác chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ NHCSXH đó là tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ. Cán bộ Hội phải thông báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Để thực hiện nội dung này, hàng năm Ban Thường vụ tỉnh Hội đã chỉ đạo lồng ghép việc phổ biến các nội dung của các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi một cách kịp thời cho các cán bộ làm công tác quản lý, kết hợp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn vay với tập huấn nghiệp vụ Hội cho 100% các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cấp xã, ngoài ra trong 05 năm gần đây tổ chức Hội các cấp đã phối hợp với NHCSXH mở hàng trăm lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay cho 1.866 đồng chí là cán bộ Hội, đoàn thể làm công tác xóa đói, giảm nghèo của các huyện, thành, các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cấp xã, các đồng chí là lãnh đạo đại diện cho UBND các xã triển khai vốn vay, các đồng chí là Tổ trưởng Tổ TK&VV về nghiệp vụ vay vốn Ngân hàng CSXH (xem bảng 2.1).
Bảng số 2.1: Các lớp tập huấn cho cán bộ Hội , đoàn thể các cấp ở cơ sở (2018- 2020) Các lớp tập huấn Số lớp tập huấn
Đối tượng tập huấn Số lượng (Người tham gia) Thành phần 1. Phổ biến chính sách ưu đãi vay vốn 65 1750 - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cấp xã;
- Cán bộ Hội trong Ban xóa đói giảm nghèo. - Tổ trưởng, Tổ phó Tổ TK&VV; - Cán bộ Hội phụ trách quản lý chương trình. 2. Tập huấn nghiệp vụ quản lý vay vốn 122 1.866 Nguồn: NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
Để thực hiện tốt công tác thông báo và phổ biến các chương trình chính sách ưu đãi của chính phủ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổ trưởng các Tổ TK&VV đã trực tiếp thông báo các văn bản tới tận tay người vay vốn, ngoài ra các tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh c ng thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của cơ sở các vấn đề liên uan đến nghiệp vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên website của các tổ chức Hội, đoàn thể tỉnh. Đây thực sự là một kênh thông tin gần g i góp phần cung cấp những thông tin cơ bản, hữu ích cho thành viên các tổ chức Hội, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh.
Bên cạnh những mặt đạt được, thì vẫn còn một số nơi làm chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi đến chốn, không đồng đều giữa các xã, các huyện và thiếu tính nghiêm túc. Vì vậy, đến nay vẫn còn nhiều người vay nhận thức nguồn vốn này là cho không, nhiều người có vay, có khả năng trả nợ nhưng còn trông chờ, ỷ lại, chây ỳ,... Tổ chức Hội chưa thật sự kiên quyết tìm mọi biện pháp thu hồi nợ.
Kết quả phỏng vấn: 100% người được phỏng vấn khẳng định các cấp Hội, đoàn thể đã làm rất tốt công tác tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.