Tăngcường hệ thống kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)

Hiện nay 100% vốn vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương thức ủy thác của Chi nhánh đều được uỷ thác cho 4 tổ chức Hội đoàn thể vì vậy nếu công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay không sát sao thì dễ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, các tiêu cực dễ phát sinh thậm trí vốn ưu đãi có thể còn bị lợi dụng, xâm tiêu, bòn rút bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là rất khó khăn, bởi vì các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nằm rải rác trên một địa bàn rộng lớn

ở tất cả các xã phường trong tỉnh, mục đích vay vốn rất đa dạng; nên công tác kiểm tra giám sát rất phức tạp đòi hỏi phải có biện pháp kiểm tra phù hợp. Tăng cường kiểm tra giám sát là rất cần thiết, vì ua kiểm tra sẽ có tác dụng nhắc nhở hộ vay sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, đúng đối tượng và giúp cho các tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời ua kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện kịp thời những trường hợp lợi dụng vốn vay ưu đãi để kiếm lời bất chính, những trường hợp xâm tiêu và các tồn tại khác để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Mặt khác ua công tác kiểm tra, giám sát sẽ được nghe nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị của hộ vay, của tổ tiết kiệm và vay vốn, … để tìm ra những điểm bất hợp lý trong cơ chế cho vay uỷ thác ua các tổ chức Hội đoàn thể, từ đó có biện pháp từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách để nâng cao chất lượng và hiệu uả vốn vay ưu đãi. Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành đồng bộ từ Ban đại diện Hội đồng uản trị các cấp, đến lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo các Hội đoàn thể nhận uỷ thác, đến kiểm tra của cán bộ tín dụng, trong đó kiểm tra trực tiếp của cán bộ tín dụng có vai trò uan trọng. Nhưng trong điều kiện biên chế của Chi nhánh uá ít như hiện nay, thì cán bộ tín dụng không thể kiểm tra hết được mà phải giao cho các Hội đoàn thể, các ban uản lý tổ tiết kiệm và vay vốn; cán bộ tín dụng ngân hàng chỉ thực hiện kiểm tra điểm một số hộ vay. Mặc dù là kiểm tra điểm nhưng do cán bộ tín dụng kiểm tra đột xuất hộ vay nên kết uả kiểm tra rất khách uan tránh được sự chuẩn bị, đối phó của hộ vay, tổ tiết kiệm và vay vốn và của Hội đoàn thể.

Theo đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Hội đoàn thể nhận ủy thác và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay tín dụng chính sách trên địa bàn, đảm bảo việc vay vốn được giải ngân đến đúng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích; tránh trường hợp vay vốn sử dụng sai mục đích dẫn đến tình trạng khiếu nại, thắc mắc; đẩy nhanh công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật không những cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối

tượng chính sách mà còn cho các cán bộ tín dụng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác vay vốn tín dụng chính sách.

Ngân hàng cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính uyền địa phương các cấp trong việc triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thường xuyên báo cáo, tham mưu cho các cơ uan Đảng và Nhà nước về hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu uả các chương trình tín dụng chính sách, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ vay. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chủ động thực hiện việc huy động, uản lý và sử dụng vốn có hiệu uả. Chú trọng chất lượng tín dụng, nhất là sau ngày giao dịch hàng tháng tại xã thì NHCSXH sẽ báo cáo cho Đảng ủy, UBND cấp xã về kết uả đạt được, đánh giá chất lượng ủy thác của từng hội, đoàn thể nhận ủy thác, từng ấp và từng tổ tiết kiệm và vay vốn để ua đó tham mưu Thường trực Đảng ủy xã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, tồn tại. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu uả hoạt động của các điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn để tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho các hộ gia đình thực hiện các uy trình, thủ tục vay vốn và trả nợ, trả lãi tiền vay. Phối hợp hiệu uả giữa hoạt động tín dụng chính sách với các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát để hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tiếp tục đúng định hướng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguốn vốn vay, thời gian ua Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh bám sát các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Trung ương để giải ngân đúng đối tượng, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)